Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 120
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 120

Số lượt truy cập

48.811.079

 Xem chi tiết
Quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm
(Cập nhật: 10/07/2017 14:12:57)

Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã có bước tiến dài. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ, nay kinh tế tư nhân đã là “một động lực quan trọng” để phát triển đất nước ta giàu mạnh.

Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 thực sự là cú hích với kinh tế dân doanh, do xác lập quyền tự do kinh doanh, người dân và doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, không hạn chế quy mô, địa bàn, ngành nghề…

Tiếp đó Luật Doanh nghiệp sửa đổi (2014) càng tạo điều kiện thoáng hơn, nhờ đó lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng vọt.

Kinh tế tư nhân đang đóng góp 40% GDP của đất nước. Đội ngũ DNTN ngày càng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng, ngành nghề, đóng góp ngày càng tăng vào phát triển xuất khẩu, nộp ngân sách, giải quyết việc làm thu nhập cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, dù tăng trưởng mạnh mẽ nhưng quy mô và nội lực của kinh tế tư nhân ở Việt Nam còn nhỏ và yếu, năng lực cạnh tranh thấp, tốc độ tăng trưởng giảm dần những năm gần đây. Số lượng DNTN thua lỗ, phá sản, giải thể hàng năm rất lớn, tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm VSATTP, không quan tâm bảo đảm quyền lợi người lao động còn phổ biến.

Môi trường kinh doanh của DNTN, hộ kinh doanh cá thể còn gặp nhiều khó khăn: cạnh tranh chưa minh bạch, nguồn lực vẫn được phân bổ theo cơ chế xin - cho, thân hữu, lợi ích nhóm, chi phí không chính thức cao, bị thanh kiểm tra quá nhiều…

Hầu hết DNTN quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ (chỉ có 1,2% quy mô lớn), do “thấp cổ bé họng” nên dễ bị chèn ép, dù uất ức nhưng không dám kêu ai.

Ở Bình Thuận, tính đến cuối năm 2016 có 3.151 DNTN đang hoạt động (gấp 6,86 lần so năm 2002), tổng nguồn vốn đăng ký 58.801 tỷ đồng (gấp 42,6% so năm 2002). Thu nhập bình quân của người lao động 4,2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra Bình Thuận có 55.449 cơ sở kinh doanh cá thể, ngành nghề đa dạng.

Năm vừa qua, có 1.800 DNTN ở Bình Thuận làm ăn có lãi (chiếm 57,4%). Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GRDP tỉnh (gồm cả cơ sở kinh doanh cá thể) là 67%.

Cùng với cả nước, Bình Thuận đang xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Bình Thuận có 4.080 doanh nghiệp, đến năm 2025 có 5.700 doanh nghiệp, đến 2030 có 7.540 doanh nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân (gồm cả cơ sở kinh doanh cá thể) vào GRDP đến năm 2020 khoảng 70%, đến 2030 khoảng 73%.

Quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm - Đó là lòng dân và ý Đảng, đòi hỏi phải xóa bỏ nốt các định kiến, rào cản với kinh tế tư nhân.                               

 

Nguồn: Báo Bình Thuận


Tin - Bài khác
Phát triển hợp tác xã gắn với mô hình liên kết chuỗi
Hướng tới kỷ niệm Ngày Du lịch Bình Thuận: Tổ chức hoạt động rộng khắp tại địa phương
Hội thảo “Môi trường kinh doanh công bằng và Định hướng phát triển cho doanh nghiệp thời hội nhập”
Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ 3 doanh nghiệp phát triển công nghệ, xuất khẩu hàng hóa
Sức hút của du lịch Bình Thuận
Doanh nghiệp chỉ mong những hành động thiết thực như thế!
Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận 2017: Chỉ đạo giúp các nhà đầu tư triển khai thủ tục, hồ sơ dự án
HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Du lịch cần và thiếu gì...
Để cải thiện chỉ số PAPI ở Bình Thuận?
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông