Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  26 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 122
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 122

Số lượt truy cập

48.827.317

 Xem chi tiết
Làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế?
(Cập nhật: 24/09/2021 09:01:40)

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Như vậy, so với quý I năm 2021, dịch Covid-19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm lao động ở độ tuổi từ 25 - 54 với 75% lao động bị ảnh hưởng. Một số ngành bị ảnh hưởng mạnh, như: Ngành du lịch hiện có đến 90% doanh nghiệp không hoạt động, 10% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, 100% lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nghỉ việc, 60 - 90% nhân sự doanh nghiệp lữ hành quốc tế cho nghỉ việc không lương; kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng âm 10,5%, lần đầu tiên sau 25 năm. Vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng nhất, giảm 80% doanh thu so với cùng kỳ năm 2020... Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc phải hạn chế, kiểm soát chặt đường biên giới đã gây ra khó khăn về vấn đề nhập nguyên liệu đầu vào, xuất khẩu hàng hóa, thiếu chuyên gia phục vụ cho sản xuất kinh doanh...

Trước tình hình trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Tính đến ngày 26/7/2021 đã có 60/63 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Riêng đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng (lao động tự do) và các đối tượng đặc thù, đã có 29/63 tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục công việc, điều kiện, mức hỗ trợ. Các địa phương đã hoàn thành việc điều chỉnh mức đóng bằng 0% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gửi thông báo cho khoảng 375.000 đơn vị sử dụng lao động với gần 11.238 triệu người lao động, số tiền tạm tính điều chỉnh giảm từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022 là khoảng 4.322 tỷ đồng. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 52 đơn vị, tương ứng 3.937 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 31,65 tỷ đồng tại 13 tỉnh, thành phố. Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 52.081 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại 5.922 đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở để UBND các cấp phê duyệt danh sách hỗ trợ; đã hỗ trợ 30.164 người lao động với tổng số tiền gần 60,85 tỷ đồng...

Tại Bình Thuận, đến nay đã triển khai việc hỗ trợ cho người lao động, chủ sử dụng lao động ở các địa phương như Phan Thiết, La Gi… Tính đến ngày 7/9, Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.188 đơn vị, doanh nghiệp/86.400 lao động/6,98 tỷ đồng; giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 13 doanh nghiệp/3.797 lao động/7,6 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 66 doanh nghiệp/1.155 lao động/ 4,73 tỷ đồng...

Tại cuộc họp trực tuyến với các huyện, thị mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An đã chỉ đạo: Giao UBND tỉnh lấy ý kiến của sở ngành và địa phương về kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19. Trong đó, phải xác định được những lĩnh vực nào, kinh tế nào ưu tiên làm trước, không tổ chức ồ ạt, rộng rãi mà thí điểm từng bước, từng nội dung, từng lĩnh vực. Đối với lĩnh vực du lịch thì phải xây dựng được các quy định về kiểm soát du khách, áp dụng thẻ xanh vắc xin như thế nào, khu du lịch nào được phép hoạt động trở lại.

Một kế hoạch chi tiết về phục hồi kinh tế sẽ được trình Tỉnh ủy tới đây cho ý kiến và tổ chức triển khai thực hiện. Hy vọng rằng khi dịch bệnh được kiểm soát tốt thì trong quý còn lại của năm 2021, kinh tế Bình Thuận sẽ sớm phục hồi.

Như Nguyễn

Nguồn: BinhThuan.online


Tin - Bài khác
Làng nghề gỗ và cơ hội kết nối thị trường xuất khẩu
Sửa nghị định ‘gỡ vướng’ cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô
Tạo điều kiện để DN huy động vốn đầu tư hạ tầng giao thông
Tìm thị trường tiềm năng cho sản phẩm lợi thế
Xử lý kiến nghị về gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Thúc đẩy phục hồi kinh tế, tiến tới sống chung với Covid - 19
Doanh nghiệp Hà Nội bảo đảm thu nhập, ‘giữ chân’ người lao động
Đề xuất miễn thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế
Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử
Trang 1 trong 13Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông