Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  26 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 71
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 71

Số lượt truy cập

48.817.237

 Xem chi tiết
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
(Cập nhật: 03/03/2022 08:29:33)

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong các khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 – 2030. Đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp là “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế”.

aon.jpg

Từ nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã xác định, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực là một yếu tố then chốt và quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đã được ban hành. Theo đó, các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời xây dựng chương trình hành động, triển khai kế hoạch thực hiện nghị quyết với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Nhiều chương trình, chính sách, đề án về phát triển nguồn nhân lực đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Sau 5 năm (2015 – 2020) thực hiện Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy, nguồn nhân lực của ngành có sự phát triển, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên lĩnh vực ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ngành có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhân lực lao động có tay nghề cao chưa nhiều, lao động có việc làm nhưng chưa ổn định, nhân lực chất lượng cao còn thiếu, thiếu chuyên gia, nhà khoa học… Trong giai đoạn 2020-2025, Bình Thuận đặt ra mục tiêu là tập trung phát triển toàn diện, trọng tâm là phát triển 3 trụ cột: Công nghiệp; Du lịch, thể thao biển; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi địa phương phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra nguồn lao động tay nghề cao, trình độ giỏi. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức. Xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều chính sách về giáo dục, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực…

Để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi sâu vào lòng dân, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi các cấp, ngành và toàn xã hội phải tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết số 11-NQ/TU với quyết tâm cao hơn, hiệu quả phải cao hơn so với giai đoạn trước, trong đó việc tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi phù hợp. Phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm cả về trí lực, thể lực gắn với nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, gắn kết với nhu cầu vị trí việc làm, nhu cầu xã hội và xem đây là một trong những giải pháp lớn, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trên các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển mạnh 3 trụ cột kinh tế của tỉnh.

Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề cao trên các lĩnh vực thế mạnh, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ, chú ý nâng cao chất lượng nhân lực là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức hành chính nhà nước có chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức trong sáng, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân…

THANH QUANG

Nguồn: BTO


Tin - Bài khác
Phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19 - Một số giải pháp của tỉnh Bình Thuận
Cần đánh giá chính xác tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã sau 20 năm
VietinBank đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động thanh toán
Làm việc với Trường Chính trị tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo: Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Bộ Nội vụ sửa quy định về hoạt động và quản lý hội
EVNHANOI ra quân thi công gần 40 công trình điện ngay từ đầu năm
Phát động thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2022 – 2025
Phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường bộ cao tốc
Thủ tướng đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH
Thị trường TPCP tháng 1: Giá trị giao dịch tăng 19% so với bình quân năm 2021
Trang 4 trong 23Đầu tiên    Trước   1  2  3  [4]  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông