Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 103
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 103

Số lượt truy cập

48.754.270

 Xem chi tiết
Việt Nam ủng hộ hợp tác kinh tế mạnh mẽ trong không gian Pháp ngữ
(Cập nhật: 25/03/2022 07:43:13)
 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định thông điệp trên tại phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam-Pháp ngữ do Bộ Ngoại giao phối hợp với OIF tổ chức sáng 24/3,  tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực Gabon Charles Mve Ella, Tổng Thư ký OIF Louise Mushikiwabo; cùng các tổ chức, doanh nghiệp của trên 20 nước Pháp ngữ tham gia Đoàn xúc tiến kinh tế-thương mại Pháp ngữ thăm Việt Nam.

Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh thế giới đang trải qua những thách thức và biến động hết sức to lớn, nhanh chóng và khó lường, trong khi tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hiện hữu trên mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia, gây ra sự gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây tổn thất nặng nề; việc bảo đảm an ninh lương thực cũng ngày càng trở thành một thách thức lớn với các nước.

Việt Nam ủng hộ hợp tác kinh tế mạnh mẽ trong không gian Pháp ngữ - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực Gabon Charles Mve Ella (thứ nhất từ trái qua phải), Tổng Thư ký OIF Louise Mushikiwabo (thứ 2 từ trái qua phải) tham dự Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam-Pháp ngữ - Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, với 1,2 tỷ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, không gian kinh tế Pháp ngữ có tiềm năng phát triển hợp tác kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh tất cả các nước thành viên đang nỗ lực hết mình để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, là thành viên tích cực, có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực của OIF nhằm tăng cường hợp tác kinh tế vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các thành viên.

Đề cập đến tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết Việt Nam đã chuyển sang sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 từ tháng 10/2021; mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3 vừa qua.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nổi bật là Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội với các nhóm giải pháp chủ yếu như mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Nhờ đó, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó tăng trưởng GDP từ mức âm hơn 6% trong quý III/2021 đã đảo chiều tăng 5,22% trong quý IV, đưa GDP cả năm 2021 tăng 2,58%. Vốn FDI năm 2021 đạt trên 31 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2020. Những tháng đầu năm 2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, các cân đối lớn về thu-chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng được bảo đảm.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng việc thực hiện các mụ tiêu phục hồi và phát triển kinh tế khó có thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.

Vì lẽ đó, Chính phủ luôn quan tâm lắng nghe ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp; chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; cùng với đó là hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn Diễn đàn tập trung đi sâu trao đổi về các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là những lĩnh vực như hợp tác nông nghiệp, năng lượng bền vững, chuyển đổi số; chia sẻ kinh nghiệp, bài học về hợp tác đầu tư, kinh doanh và thu hút nguồn vốn, công nghệ, qua đó cùng các doanh nghiệp Việt Nam xác định cơ hội hợp tác, xây dựng và phát triển quan hệ đối tác lâu dài, bền vững, cùng có lợi.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị Diễn đàn nêu rõ những khuyến nghị, nhất là các giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế, cơ chế, chinh sách trong các lĩnh vực quan tâm để góp phần làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Pháp ngữ.

Việt Nam ủng hộ hợp tác kinh tế mạnh mẽ trong không gian Pháp ngữ - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn - Ảnh: VGP/Hải Minh

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong OIF

Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam-Pháp ngữ nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký OIF Louise Mushikiwabo theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo tới một nước thành viên sau hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành và các nước Pháp ngữ cũng như cộng đồng quốc tế đang mong muốn thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Tháp tùng bà trong suốt chuyến thăm là Đoàn xúc tiến kinh tế-thương mại đầu tiên của Pháp ngữ nhằm triển khai các định hướng và chiến lược phát triển hợp tác mới trong Cộng đồng được chính bà Tổng thư ký phát động từ khi đảm nhận trọng trách đứng đầu OIF.

Theo bà Louise Mushikiwabo, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp khối Pháp ngữ sẽ giúp nâng cao hơn nữa tỉ lệ trao đổi thương mại trong khối Pháp ngữ (hiện nay là 20%) và đạt được mức độ tỉ lệ cao hơn mức 16% GDP ở toàn cầu hiện nay cũng như tỉ lệ vốn đầu tư của cộng đồng Pháp ngữ trên toàn thế giới hiện là 15%.

Việc thúc đẩy thỏa thuận hợp tác không chỉ phục vụ lợi ích của từng quốc gia thành viên cộng đồng Pháp ngữ mà còn đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khẳng định Việt Nam là một quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với cộng đồng Pháp ngữ, là một trong những quốc gia sáng lập của OIF đồng thời cũng một trong những nước đi đầu về tăng trưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chúc mừng những thành tựu trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam, bà Louise Mushikiwabo khẳng định đây là lý do để cộng đồng Pháp ngữ lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của Phái đoàn kinh tế thương mại và tổ chức diễn đàn kinh tế đầu tiên của OIF./.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, là thành viên tích cực, có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực của OIF nhằm tăng cường hợp tác kinh tế vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các thành viên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hải Minh

Nguồn: Báo Chính phủ


Tin - Bài khác
Phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19 - Một số giải pháp của tỉnh Bình Thuận
Cần đánh giá chính xác tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã sau 20 năm
VietinBank đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động thanh toán
Làm việc với Trường Chính trị tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo: Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Bộ Nội vụ sửa quy định về hoạt động và quản lý hội
EVNHANOI ra quân thi công gần 40 công trình điện ngay từ đầu năm
Phát động thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2022 – 2025
Phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường bộ cao tốc
Thủ tướng đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH
Thị trường TPCP tháng 1: Giá trị giao dịch tăng 19% so với bình quân năm 2021
Trang 7 trong 24Đầu tiên    Trước   2  3  4  5  6  [7]  8  9  10  11  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông