Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 104
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 104

Số lượt truy cập

48.813.951

 Xem chi tiết
Quy định mới về thành lập, chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
(Cập nhật: 07/04/2022 07:35:50)
Quy định mới về thành lập, chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ - Ảnh 1.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Nghị định quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

2- Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định.

3- Có Hồ sơ hợp lệ theo quy định.

4- Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.

Vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng

Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.

Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.

Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn 100 tỷ đồng nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ quy định về sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo quy định, hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định, một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.

Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1- Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2- Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp.

3- Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Quy định mới về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ.

Vũ Phương Nhi

Nguồn: báo Chính phủ


Tin - Bài khác
Kinh tế số và khát vọng hùng cường
Việt Nam tạo thuận lợi tối đa cho các DN, trong đó có DN Hàn Quốc
Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận: Còn khó khăn, vướng mắc
Phan Thiết: Chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chính phủ đã đề ra các giải pháp tối ưu để phục hồi và phát triển kinh tế
Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai Nghị Quyết số 11 của Chính phủ
Phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19 - Một số giải pháp của tỉnh Bình Thuận
Cần đánh giá chính xác tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã sau 20 năm
VietinBank đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động thanh toán
Làm việc với Trường Chính trị tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo: Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Trang 8 trong 24Đầu tiên    Trước   3  4  5  6  7  [8]  9  10  11  12  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông