Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  26 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 85
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 85

Số lượt truy cập

48.816.451

 Xem chi tiết
Chỉ đạo, điều hành linh hoạt đã tạo nên điểm sáng KTXH 6 tháng đầu năm
(Cập nhật: 14/07/2022 08:17:07)
Chỉ đạo, điều hành linh hoạt đã tạo nên điểm sáng KTXH 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã có sự phục hồi mạnh mẽ, ấn tượng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Các chính sách được điều hành linh hoạt, phù hợp

Chuyên gia tài chính ngân hàng Doãn Hữu Tuệ cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, nhưng vẫn có nhiều biến động, rủi ro khó lường, Chính phủ đã luôn chủ động, tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân (cụ thể là miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số ngành, lĩnh vực; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022…). Từ đó thúc đẩy đà phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội…

Theo chuyên gia này, bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 đã có những điểm sáng với những dấu ấn nổi bật.

"GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,42% so với cùng kỳ thể hiện rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều khởi sắc; đặc biệt, một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch COVID-19 như: Công nghiệp chế tạo, chế biến; bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa; du lịch, dịch vụ… Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và khu vực dịch vụ là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%. Đáng lưu ý, có đến 44/63 tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng trên 6%. Điều này thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp và người dân ở đều khắp các địa phương", chuyên gia Doãn Hữu Tuệ phân tích.

Ông Doãn Hữu Tuệ cho rằng trong bối cảnh toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trên diện rộng, nhất là những hệ lụy, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nước ta vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và củng cố vững chắc an ninh lương thực; cung cấp đủ nhiên liệu và cơ bản ổn định thị trường tiền tệ.

Về tình hình xuất, nhập khẩu, ông Doãn Hữu Tuệ cho đây là một dấu ấn cần được ghi nhận khi tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực. Đó là tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu đạt 371,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại thặng dư 710 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 185,9 tỷ USD, tăng 17,3%; kim ngạch nhập khẩu đạt 185,2 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. "Đây là những dấu hiệu khởi khắc rất đáng ghi nhận và sẽ tạo đà cho hình hình xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm", ông Doãn Hữu Tuệ nói.

Trao đổi về điều hành chính sách tiền tệ, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã làm tốt vai trò của mình. Đó là vẫn bảo đảm giữ vững mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù lãi suất huy động tăng nhưng vẫn nằm trong tầm dự báo và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước; lãi suất cho vay vẫn được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhấn mạnh về hình ảnh Việt Nam tiếp tục "ghi điểm" trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, chuyên gia này nêu: FDI 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục có xu hướng tích cực; nhiều dự án sản xuất, chế tạo sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn. Đáng chú ý, các dự án đầu tư quy mô lớn hầu hết tập trung vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử. Có thể nói, Việt Nam đang dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư có chất lượng ngày càng cao hơn, "xanh", sạch hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, điều này đã tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế-xã hội khôi phục trở về trạng thái gần như hoàn toàn bình thường so với trước khi xảy ra đại dịch. Việc mở lại các đường bay quốc tế và mở cửa du lịch quốc tế đã thúc đẩy các hoạt động du lịch trong nước; số khách du lịch quốc tế tăng nhanh…đã tạo sinh khí mới cho nền kinh tế.

Khẳng định thành quả trong 6 tháng đầu năm, chuyên gia này nhận định, đó chính là sự quyết liệt, nhất quán, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. 

Hoạt động điều hành này cũng đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực: S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định; WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất ổn toàn cầu gia tăng; IHS Markit cho rằng ngành sản xuất của Việt Nam kết thúc nửa đầu năm 2022 trong xu hướng tăng trưởng chắc chắn; IATA (Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế) xếp hạng Việt Nam đứng ở vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới; WB, IMF, ADB, AMRO và nhiều tổ chức quốc tế khác đều có dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao trong năm 2022.

Chỉ đạo, điều hành linh hoạt đã tạo nên điểm sáng KTXH 6 tháng đầu năm - Ảnh 2.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Mặc dù thế giới có thể tăng lãi suất làm tăng giá trị các đồng tiền nhưng đồng VNĐ vẫn không xuống giá, tỉ trọng lạm phát của ta ở mức 2,44%, cũng là một trong những cái thắng lợi - Ảnh: VGP/Kim Liên

Lạm phát vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Đồng quan điểm, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2022, thế giới có nhiều biến động về giá xăng dầu, lương thực thực phẩm, nhưng rõ ràng nền kinh tế Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng ngoạn mục. Điều này thể hiện qua các con số như mức độ tăng trưởng kinh tế quý II đạt 7,72% - mức cao nhất trong hơn 10 năm qua, góp phần thúc đẩy GDP 6 tháng tăng 6,42%; trong khi đó chỉ số lạm phát cũng nằm trong giới hạn 2,44%; dịch vụ tăng trưởng cao 6,6%, đóng góp khoảng 46% vào chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế trong quý II.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, xuất khẩu tăng trưởng hơn 17,5%, nhập khẩu hơn 15%, từ đó tạo ra giá trị thặng dư hơn 700 triệu USD, tăng vượt bậc so với năm ngoái, đã giúp làm giảm sức ép lạm phát. Và nếu như doanh nghiệp đa phương hóa, đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng tốt các cơ hội miễn giảm thuế, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường thì thậm chí có thể đạt được mức tăng trưởng GDP năm nay 7,8-8,4% - một mức rất cao, tất nhiên lạm phát vẫn nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được.

"Nếu như GDP ở mốc 7-7,5% thì lạm phát chúng tôi tính toán khoảng 3,5-3,8%; nếu như tăng trưởng GDP ở mốc 7,8-8,4% thì mức lạm phát cũng chỉ ở mức 3,8-4,1%", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, bên cạnh việc FDI giải ngân thì vốn ngoại tệ vào nhiều hơn, xuất khẩu thặng dư thì tiền vào trong nước tốt hơn, dẫn đến ngoại tệ nhiều thì giá trị đồng tiền Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Mặc dù thế giới có thể tăng lãi suất làm tăng giá trị các đồng tiền nhưng đồng tiền Việt Nam vẫn không xuống giá, thậm chí trong 2 quý vừa qua còn lên giá 0,2% so với USD, dẫn đến tỉ trọng lạm phát chỉ là 2,44%, đây cũng là một trong những thắng lợi.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính cả số doanh nghiệp quay lại hoạt động sẽ nâng tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường lên gần 117.000 doanh nghiệp, tăng 25,4%. Rõ ràng tới đây khả năng phục hồi nền kinh tế sẽ tăng mạnh bởi sản xuất tăng trưởng rất cao.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, rõ ràng khi nói đến các hoạt động tăng trưởng của nền kinh tế, kể cả xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thì chúng ta phải quay trở lại để thấy rằng công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ rất đúng hướng, rất kiên quyết và rõ ràng.

Điều này thể hiện từ việc Chính phủ đã có những quyết sách đúng, trúng, kịp thời trong phục hồi và phát triển kinh tế từ tháng 10/2021, nhất là việc quyết định mở cửa lại toàn bộ hoạt động du lịch, dịch vụ từ 15/3/2022, giúp lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng mạnh, đóng góp lớn cho nền kinh tế trong quý II vừa qua.

Cùng với đó là các chính sách trong chương trình hỗ trợ hồi phục và phát triển, chính sách hỗ trợ đời sống công nhân viên, những người còn khó khăn để từ đó các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện khôi phục sản xuất. Như vậy, theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, vai trò của Chính phủ trong việc cải tiến chính sách, chế độ, thực hiện các gói và chương trình hỗ trợ cũng như đưa ra những biện pháp kích thích nền sản xuất rất tốt.

"Cũng phải nói đến vai trò của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định đưa ra gói 0,2% lãi suất, thực hiện cho doanh nghiệp, hỗ trợ giảm 2% thuế VAT, giảm giá xăng dầu. Lần đầu tiên chúng ta giảm giá kịch khung xăng dầu để hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển cũng như giảm áp lực lạm phát. Đây là những quyết sách rất kịp thời và nhanh nhạy, quyết đoán của Chính phủ, đúng, trúng và có tác động lan tỏa tốt đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế", PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuyên gia Doãn Hữu Tuệ cho rằng, bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn có những điểm mờ cần được tô sáng trong 6 tháng cuối năm 2022: Giải ngân đầu tư công có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng; nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn và ảnh hưởng đến đời sống của người dân; nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng nên chưa hoàn toàn phục hồi sau cơn đại dịch..

Còn PGS. TS Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng thời gian tới, Chính phủ thực hiện tốt, nhanh chóng và dứt điểm các cơ chế, chính sách cũng như các mục tiêu đã đề ra trong các chương trình hỗ trợ, từ đó giúp cho các doanh nghệp có thể có khả năng tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn của nền kinh tế, để họ yên tâm phấn khởi, nỗ lực trong việc thúc đẩy nền kinh tế.

Đồng thời mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh Chính phủ số từ đó giúp doanh nghiệp có thêm các cơ hội và tiết kiệm được chi phí trong quá trình hồi phục và phát triển. Có như vậy chúng ta mới hy vọng rằng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế sẽ tăng cao hơn và bền vững hơn trong thời gian tới.

Giang Oanh - Kim Liên

Chuyên gia tài chính ngân hàng Doãn Hữu Tuệ: Chính phủ đã quyết liệt triển khai đồng bộ các chính sách; đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân - Ảnh: VGP/Giang Oanh

Giang Oanh - Kim Liên

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ


Tin - Bài khác
Tập trung quản lý, thu hồi nợ thuế
Việt Nam ngày càng nổi lên ở tầm khu vực và toàn cầu
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Bài 1
HSBC: Kinh tế Việt Nam phục hồi vững vàng trong khó khăn
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Bài 2
Công nhận 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
Hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Sản xuất - kinh doanh: Doanh nghiệp lạc quan sau đại dịch…
Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản
Trang 1 trong 28Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông