Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  26 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 116
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 116

Số lượt truy cập

48.826.320

 Xem chi tiết
Hỗ trợ DN nhỏ do phụ nữ làm chủ chuyển đổi số thành công
(Cập nhật: 18/08/2022 14:27:46)
Tăng cường hỗ trợ DN nhỏ do nữ làm chủ chuyển đổi số thành công - Ảnh 1.

 Chuyển đổi số còn gặp nhiều thách thức

Đây là thông tin tại hội thảo "Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và do phụ nữ làm chủ" trong khuôn khổ Dự án "Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa" do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức chiều 16/8 tại Hà Nội.

Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) cho biết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm đói nghèo, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện nay số DN do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 24-25% tổng số DN trong cả nước. Ngành nghề kinh doanh của các DN này tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ (chiếm khoảng 75%), ngành công nghiệp chế biến chế tạo (14,6%); khoa học công nghệ (7,3%).

Trong bối cảnh hiện nay, các DN Việt Nam, nhất là DNNVV do nữ làm chủ đang phải đối mặt với những thách thức và tác động của dịch COVID-19. Điều này đã và đang thay đổi cuộc sống, thói quen của con người, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, buộc DN phải thay đổi và thích ứng.

Từ đầu năm 2021, Bộ KH&ĐT đã ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ DN chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, giao Cục Phát triển doanh nghiệp phối hợp với USAID triển khai thực hiện.

Vì vậy, ngày càng nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số. Bên cạnh đó, DN cũng có nhiều thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số như: Sự chuyển dịch, thay đổi thói quen của người tiêu dùng, sự sẵn sàng của công nghệ và của các nhà cung cấp chuyển đổi số trong DN. Tuy nhiên, các DN Việt Nam, đặc biệt là DNNVV do phụ nữ làm chủ cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình chuyển đổi số như hạn chế về tài chính, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm triển khai, thiếu thông tin về các giải pháp chuyển đổi số.

Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) cho biết dữ liệu phản ánh về chuyển đổi số cho thấy DN vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cụ thể, 23,4% DN lo ngại về sự rò rỉ dữ liệu cá nhân, dữ liệu DN trong quá trình chuyển đổi số; 32,1% DN khó chuyển đổi số do năng lực của đội ngũ quản lý còn hạn chế; 40,4% thiếu thông tin về công nghệ số; 45,4% thiếu hạ tầng về công nghệ số; 60,1% khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số… 

Đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp cho hay trong năm 2021, đã có 400.000 DN được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; hơn 600 DN được đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số và 100 DN được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về chuyển đổi số.

Kết nối mạng lưới và đối tác quốc tế đồng hành

Bà Linda Percy, Quyền Phó Giám đốc USAID tại Việt Nam cho biết dịch COVID-19 đã mở ra kỷ nguyên mới cho chuyển đổi số. Từ việc tăng số lượng các cuộc họp trực tuyến giúp nhân viên có thể làm việc từ xa đến việc sử dụng công nghệ để thích ứng và chuyển đổi cách thức hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số ngày càng quan trọng đối với các DNNVV trong phục hồi và phát triển. Mặc dù chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhưng các DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu kiến thức và chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi số.

Đại diện USAID mong muốn được tìm hiểu về các nguồn lực và hoạt động hỗ trợ cho doanh nhân nữ với một loạt các công cụ và tài liệu được USAID và Bộ KH&ĐT công bố trên trang web chuyên biệt về chuyển đổi số trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DN. 

Tại đây, các DNNVV cũng có thể kết nối với mạng lưới các chuyên gia và nhà cung cấp giải pháp. Tôi khuyến khích các nữ doanh nhân truy cập cổng thông tin để sử dụng các công cụ và truy cập thông tin cập nhật nhất về chuyển đổi số.

Các DN nhỏ và vừa sẽ được tư vấn về chiến lược kinh doanh, thực tiễn sản xuất và bán hàng cũng như áp dụng lộ trình chuyển đổi số do Dự án USAID LinkSME hỗ trợ xây dựng, bao gồm sử dụng các giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử. 

Cho đến nay, USAID và Bộ KH&ĐT đã giới thiệu các hoạt động hỗ trợ này tới gần 7.000 nữ doanh nhân từ các DNNVV, các tổ chức hỗ trợ DN và các bên liên quan khác. .

"Trong thời gian tới, Dự án USAID LinkSME và Bộ KH&ĐT đặt mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 150 DN do phụ nữ làm chủ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số với mục tiêu tiếp cận hàng nghìn nữ doanh nhân trên toàn quốc thông qua các hội thảo và đào tạo do dự án tổ chức", bà Linda Percy cho biết.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) cho hay nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ thực tế của các DN do nữ làm chủ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời gian qua, Hội đồng DNNVN /VWEC đã phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế triển khai nhiều khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị DN cho nữ doanh nhân trong nền kinh tế số, nâng cao hiểu biết và kỹ năng về công nghệ số, kỹ năng tiếp thị trực tuyến... 

VWEC đã và đang tổ chức nhiều hội thảo/diễn đàn, tập huấn trao đổi về các phương pháp và quy trình chuyển đổi số cũng như cách tiếp cận hiệu quả các nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số…

"Chúng tôi cũng xin khẳng định sự cam kết và sẵn lòng hợp tác với các cơ quan bộ, ngành, các đối tác trong nước và quốc tế trong công cuộc chuyển đổi số DN, xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số Việt Nam", bà Nguyễn Thị Tuyết Minh khẳng định.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hành động kịp thời trong xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, định hình chiến lược phát triển trong tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị "Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư", nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và trên 30% GDP vào năm 2030, với năng suất lao động tăng trên 7%/năm. Năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dẫn đầu châu Á.

Hội thảo "Chuyển đổi số cho doanh nhiệp nhỏ và do phụ nữ làm chủ"- Ảnh: VGP/HT

Anh Minh

Nguồn: Chinhphu.vn


Tin - Bài khác
Doanh nghiệp cần ý thức về trách nhiệm tham vấn chính sách
Triển lãm VTG 2022: Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dệt may
Xây dựng sản phẩm “Du lịch xanh”: Trải nghiệm và chung tay bảo vệ môi trường biển đảo
7 tháng, Bình Thuận thu ngân sách trên 6.990 tỷ đồng
Doanh nghiệp lớn góp phần thúc đẩy thị trường lao động Bình Thuận
Novaland góp mặt trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2022
Hộ chiếu mẫu mới phù hợp với thông lệ quốc tế
Saigon Co.op đạt top thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2022
Sắp tổ chức Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Trang 1 trong 30Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông