Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 54
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 54

Số lượt truy cập

48.808.526

 Xem chi tiết
‘Bệ đỡ’ giúp doanh nghiệp Thủ đô tiếp cận nguồn vốn vay
(Cập nhật: 12/10/2022 11:24:13)
‘Bệ đỡ’ giúp doanh nghiệp Thủ đô tiếp cận nguồn vốn vay - Ảnh 1.

Luôn lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp

Mới đây, tại Chương trình "Cafe Doanh nhân số 3/2022" do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) tổ chức, đại diện Công ty sữa Ba Vì chia sẻ, sau thời gian sản suất bị đình trệ với tác động của dịch COVID-19, doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất mới, tuy nhiên, công ty chưa tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư dây chuyền sản xuất.

"Công ty mong muốn được Thành phố hỗ trợ, tạo cơ chế đặc thù riêng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực" đại diện Công ty sữa Ba Vì nói.

Ông Lại hoàng Dương, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công ty Máy tính Thánh Gióng nêu ý kiến, gần đây lãi suất huy động gửi tiết kiệm tăng lên khoảng 8,54%/năm, như vậy lãi suất cho vay cộng trừ thêm khoảng 4% sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khó tiếp cận vốn vay sản suất kinh doanh khi ngân hàng báo hết "room" tín dụng.

Ngoài ra, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT giúp nhà thầu được nới rộng các quy định như sản phẩm không cần tiêu chuẩn ISO, không cần thư ủy quyền của nhà sản xuất nhưng lại xảy ra tình trạng, các sản phẩm chủ đầu tư mua định hướng vào một nhà sản xuất gần như độc quyền cho sản phẩm, giá thành sản phẩm cũng cao hơn thị trường 20%-30%.

"Công ty hy vọng Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố tư vấn Chính quyền Thành phố có thể nới lỏng cấu hình kỹ thuật mà đơn vị sản xuất kia độc quyền. Thực tế tính năng đó không có tác dụng, không sử dụng đã 10 năm" ông Dương nói.

Với kinh nghiệm gần 20 năm hoạt động trong linh vực nông nghiệp, ông Nghiêm Xuân Toàn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty TNHH nâng tầm giá trị Việt cho rằng, TP. Hà Nội nên thành lập một số cụm sản xuất nông nghiệp sản phẩm hữu cơ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng; tạo mũi nhọn cho ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chế biến sản phẩm hữu cơ, có chính sách hỗ trợ cho sản xuất chế biến.

"Công ty xin phối hợp và tiên phong trong vấn đề này để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ cho Thành phố để có khu vùng sản xuất cũng như sinh thái, có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao hơn" ông Toàn nhấn mạnh.

Đưa nhiều giải pháp "gỡ" khó

Là đơn vị đồng hành kết nối chính quyền với doanh nghiệp ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc HPA đánh giá, 9 tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế của Hà Nội phục hồi và phát triển rõ nét. Để đạt được kết quả đó, Thành phố đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…

"Thành phố luôn tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Hà Nội với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh", ông Lực nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ông Kiều Quang Nghị, Phó Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển TP. Hà Nội khẳng định, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ưu đãi thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp sạch, nông nghiệp nông thôn, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, Quỹ luôn tạo điều kiện vay với lãi suất quy định là 5,96%/năm, lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2,6%/năm…

Lý giải nguyên nhân cơ bản khiến nhu cầu tín dụng tăng mạnh hiện nay, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội chia sẻ, năm 2022 nhu cầu vốn doanh nghiệp tăng do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ đầu tư vốn ban đầu còn vốn lưu động doanh nghiệp vay ở Việt Nam vì vốn vay nước sở tại bằng tiền USD Mỹ là 5%-6%/năm. Trong khi USD Mỹ tăng như hiện nay thì tiền đồng Việt Nam đang hấp dẫn hơn, an toàn hơn.

"Trước đây các doanh nghiệp FDI không vay vốn lưu động các ngân hàng Việt Nam thì nay chuyển sang vay vốn lưu động các ngân hàng Việt Nam rất nhiều. Đây là một lượng tín dụng của chúng ta phải cung ứng thêm" ông Tuấn dẫn chứng.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư xây dựng tăng đến khoảng 40% khiến tín dụng cấp cho dự án tăng lên. Ngoài ra nhu cầu cần vốn thực tế của doanh nghiệp bởi sau 2 năm ảnh hưởng đại dịch COVID-19 khiến sức khoẻ doanh nghiệp giảm đáng kể…

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng: "Doanh nghiệp vay vốn trong điều kiện "room" cần nhìn nhận mình đủ điều kiện chưa, thực sự tốt chưa? mình là đối tác tốt của ngân hàng hay chưa? Thực tế ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay…nhưng phải tính đến rủi ro".

Đồng thời cho biết, hiện ngành ngân hàng rất quyết liệt triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi xuất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước. NHNN đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện và có nhu cầu thì sẽ được hưởng mức hỗ trợ lãi xuất 2% từ Nghị định 31 Chính phủ theo gói phục hồi sản xuất kinh doanh 40 nghìn tỷ đồng năm 2022 và năm 2023.

Bích Phương

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Tin - Bài khác
Việt Nam tạo thuận lợi tối đa cho các DN, trong đó có DN Hàn Quốc
Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận: Còn khó khăn, vướng mắc
Phan Thiết: Chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chính phủ đã đề ra các giải pháp tối ưu để phục hồi và phát triển kinh tế
Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai Nghị Quyết số 11 của Chính phủ
Phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19 - Một số giải pháp của tỉnh Bình Thuận
Cần đánh giá chính xác tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã sau 20 năm
VietinBank đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động thanh toán
Làm việc với Trường Chính trị tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo: Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Bộ Nội vụ sửa quy định về hoạt động và quản lý hội
Trang 31 trong 31Đầu tiên    Trước   22  23  24  25  26  27  28  29  30  [31]  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông