Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 91
Members Thành viên: 1
Total Users Tổng cộng: 92

Số lượt truy cập

48.752.586

 Xem chi tiết
Doanh nghiệp FDI chia sẻ về kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh của EuroCham
(Cập nhật: 07/12/2022 14:02:51)
Doanh nghiệp FDI chia sẻ về kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh của EuroCham  - Ảnh 1.

Tại phiên thảo luận mang chủ đề "Thiết kế cho nền Kinh tế Tuần hoàn – Làm thế nào để chúng ta tạo ra sản phẩm tuần hoàn", Unilever Việt Nam mang đến góc nhìn mới mẻ về những lợi ích mà mô hình này mang lại cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp nhận định, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng ủng hộ những doanh nghiệp và thương hiệu có sứ mệnh phù hợp với mục đích sống của họ. Các sáng kiến "xanh" là một trong những mối quan tâm lớn của người tiêu dùng ngày nay bởi bảo vệ môi trường nói chung chính là bảo vệ môi trường sống và cải thiện sức khỏe cho chính người tiêu dùng và gia đình họ.

Thông qua mô hình Kinh tế tuần hoàn, Unilever Việt Nam góp phần thúc đẩy bảo tồn hệ sinh thái và giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, từ đó giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Kinh tế tuần hoàn là tái sử dụng các nguồn nguyên vật liệu giúp giảm thiểu chất thải và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Thứ hai, người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi phí khi chi trả ít hơn cho các sản phẩm. Kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó cắt giảm chi phí năng lượng trong sản xuất. Mô hình này còn kéo dài vòng đời sử dụng của nguyên vật liệu, giúp giảm chi phí nguyên vật liệu. Một chi phí khác trong sản xuất sản phẩm được cắt giảm nhờ Kinh tế tuần hoàn chính là chi phí quản lý chất thải khi doanh nghiệp có thể biến rác thải thành nguồn thu nhập bằng cách áp dụng các nguyên tắc của mô hình tuần hoàn. Đồng thời, người tiêu dùng có thể tối ưu hóa chi phí khi thực hiện các hoạt động mua, bán lại hoặc cho thuê các đồ vật đã qua sử dụng. Các nhà sản xuất và doanh nghiệp cũng có xu hướng thiết kế các sản phẩm theo hướng đa dụng, có thời gian sử dụng lâu hơn, giúp cắt giảm nguyên vật liệu sản xuất bao bì...

Lợi ích thứ ba mà người tiêu dùng có được từ Kinh tế tuần hoàn là dịch vụ hậu mãi từ doanh nghiệp sẽ được cải thiện để duy trì chất lượng và công năng của sản phẩm, phục vụ cho công tác tái sử dụng, tái chế sau này.

Tiếp đến, người tiêu dùng được trải nghiệm sự cải tiến của sản phẩm khi doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và phát triển, đổi mới và áp dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động Kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, người tiêu dùng và cộng đồng sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm với nền Kinh tế tuần hoàn bởi mô hình này thúc đẩy sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực tái chế, tái sản xuất và sửa chữa.

Yếu tố thúc đẩy

Doanh nghiệp FDI chia sẻ về kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh của EuroCham  - Ảnh 2.

Hợp tác PPC giữa Unilever Việt Nam và Bộ TN&MT thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Unilever Việt Nam nhận định khung chính sách và hành lang pháp lý để hỗ trợ phát triển Kinh tế tuần hoàn là một trong những điểm trọng yếu cần được triển khai song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống phân loại, thu gom, tái chế rác thải nhựa.

Sự hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp cũng là nền tảng để xây dựng hệ sinh thái cho Kinh tế tuần hoàn. Đơn cử, mô hình Hợp tác công-tư (PPC) trong quản lý rác thải nhựa mà Unilever Việt Nam đã tiên phong triển khai cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đối tác, đóng góp vào Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý rác thải nhựa trên đại dương đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra biển và thu gom 100% ngư cụ bị bỏ rơi, bị mất hoặc bị loại bỏ.

Tiếp đến, nguồn nguyên liệu bền vững là yếu tố to lớn để thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn Nhựa. Cơ sở hạ tầng để thu gom và xử lý chất thải nhựa đóng vai trò lớn trong vòng tuần hoàn này.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức và hành vi của người tiêu dùng đối với việc chấp nhận và dần chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm bền vững từ bao bì đến công thức sản phẩm.

Trong diễn đàn lần này của EuroCham, Unilever cũng thể hiện sự lạc quan vào quá trình chuyển đổi từ nền Kinh tế tuyến tính sang Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam, chia sẻ: "Tầm nhìn của Unilever là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong kinh doanh bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung, hiện thực hóa sứ mệnh 'mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến' đến hàng triệu gia đình Việt Nam."

PV

Phiên thảo luận làm nổi bật các lợi ích mà kinh tế tuần hoàn mang lại cho người tiêu dùng

PV

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ


Tin - Bài khác
Cao tốc Dầu Giây - Vĩnh Hảo trước một tháng thông xe
Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT sẽ cán mốc doanh thu 150 tỷ USD năm 2045
Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Nhiều mô hình, giải pháp giúp nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp
281 doanh nghiệp đạt "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2021
Gỡ “nút thắt” trong sản xuất, tiêu thụ thanh long
Ngành Thuế: Phấn đấu dự toán thu ngân sách năm 2023 tăng 17,8%
Phát triển cụm liên kết gắn xây dựng các trung tâm kinh tế biển trên lĩnh vực công thương
Chuyển đổi số thành công có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm
281 doanh nghiệp đạt "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2021
Quy định mới về tiền lương, tổ chức, cán bộ có hiệu lực từ tháng 12/2022
Trang 1 trong 33Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông