Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  03 Tháng Năm 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 102
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 102

Số lượt truy cập

48.905.113

 Xem chi tiết
Giải pháp nào cho sự thành công của 3 trụ cột ?
(Cập nhật: 29/08/2023 09:04:10)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương, tập trung thực hiện, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế như việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản trên thị trường còn thấp; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, nhất là lĩnh vực thủy sản, phòng chống thiên tai.

z4643760126695_fd98b62151045a0770fa8d89985f0825.jpg
Ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thời gian đến, để thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn, ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sẽ tiếp tục tập trung tham mưu cụ thể hóa và triển khai thật hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Tuyên truyền chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; Đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác theo hướng chuyên canh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng gắn với chế biến, tiêu thụ; Phát triển và hướng đến đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ngành Nông nghiệp và PTNT đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp

shutterstock_87317728-min-1.jpg

Từ năm 2020 đến nay, ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2022 thực hiện 39.189,7 tỷ đồng, tăng 15,33% so với năm 2020, với tốc độ tăng trưởng (GRDP) của ngành công nghiệp bình quân/năm (giai đoạn năm 2022 - 2023) là 7,29%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp có quy mô lớn, nhất là các dự án năng lượng. Tiềm năng về năng lượng được khai thác, phát huy tốt, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao, thuộc nhóm ngành hoạt động hiệu quả nhất, đóng góp lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Đây cũng là lĩnh vực đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm của ngành, góp phần khẳng định ngành công nghiệp tiếp tục là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế tỉnh.

z4643760505637_9abfa1d64231878c8e5e6eba42097bf6.jpg
Ông Võ Văn Hòa – Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận.

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp tỉnh phát triển chưa đồng bộ, chưa đa dạng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành công nghiệp khai khoáng phát triển chậm, công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng chưa phát triển. Để tháo gỡ các vướng mắc hiện nay nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng của tỉnh ngày càng bền vững hơn, ông Võ Văn Hòa – Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận đề xuất các giải pháp như: Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận tài chính, tín dụng, đất đai,… Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp. Thực hiện tốt phương châm “Lấy đầu tư công thúc đẩy, dẫn dắt đầu tư tư”. Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh. Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu, linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước, nhất là công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, cơ khí, điện tử và công nghiệp phụ trợ, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh. Tập trung nguồn lực, triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến khoáng sản, công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra, đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư tạo đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với các sản phẩm lợi thế của tỉnh như: Hải sản, nước mắm, thanh long, cao su,... với quy mô phù hợp, công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao. Xây dựng và triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước, nhất là hàng hóa chế biến; triển khai các giải pháp đồng bộ để tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết như EVFTA, CPTPP đối với các mặt hàng chế biến nông, lâm, thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu chế biến, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng sản phẩm chế biến, tiêu thụ.

Giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng”

dulich.baobinhthuan.com.vn-data-news-2020-4-7687-_bt.jpg

Du lịch Bình Thuận sau thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid -19, trong 2 năm qua đã dần khôi phục và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều mặt, các chỉ tiêu du lịch đã có sự tăng trường ổn định, đạt được kế hoạch đề ra. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Bình Thuận có sự tăng trưởng rất lớn về số lượng khách du lịch, nhất là sau khi được đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023, “Bình Thuận - Hội tụ xanh” và thông tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Vĩnh Hảo giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách đến Bình Thuận. Từ năm 2021 đến tháng 7 năm 2023, toàn tỉnh đón 12.799.586 lượt, tăng bình quân 2,2 lần/năm (khách quốc tế tăng bình quân 2,8 lần/năm, khách nội địa tăng bình quân 2,2 lần), trong đó khách quốc tế khoảng 244.446 lượt, khách nội địa 12.555.140 lượt, doanh thu đạt 31.286 tỷ đồng.

z4643760300048_31de43ebfeae9c7259146fdef47b1cd6.jpg
Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận.

Với mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2025, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đón 8,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10 - 12%. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23.300 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 từ 18 - 20%/năm. Du lịch đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10 - 11%. Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tạo động lực lan tỏa tới các khu vực khác trong tỉnh. Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch; thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược để phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né nói riêng, các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh nói chung; xây dựng Bình Thuận là trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, trong đó lấy khu vực Mũi Né và vùng phụ cận làm vùng trọng tâm, động lực lan tỏa đến các khu vực khác trong tỉnh. Giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn - thân thiện - chất lượng”, là một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy các dự án du lịch sớm triển khai, tạo ra những bước phát triển đột phá về mọi mặt cho ngành du lịch Bình Thuận, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Đến năm 2025, du lịch Bình Thuận là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

BẢO NGỌC

Nguồn: Báo Bình Thuận


Tin - Bài khác
22 tỉnh, thành tham gia triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”
Chỉ đạo quyết liệt, cố gắng tạo sự chuyển biến về giải ngân vốn
Cơ hội đón nhà đầu tư Hàn Quốc
UBND tỉnh làm việc Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc
Phát triển kinh tế ban đêm: Thêm sức hút cho điểm đến Bình Thuận
Tăng tốc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Phấn đấu khởi công chung cư Cà Ty vào tháng 4/2024
Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư
Thực hiện chính sách visa mới từ 15/8: Hy vọng khách quốc tế đến Mũi Né sẽ nhộn nhịp hơn xưa
Đề xuất hợp tác đầu tư các lĩnh vực lợi thế của Bình Thuận
Trang 1 trong 37Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông