Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 115
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 115

Số lượt truy cập

48.806.422

 Xem chi tiết
Hàng Việt yếu thế trong hệ thống bán lẻ của các tập đoàn nước ngoài
(Cập nhật: 04/05/2019 09:59:58)

Ngay từ đầu những năm 2000, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự góp mặt của những ông lớn về bán lẻ trên thế giới như tập đoàn Central Group của Thái Lan với 4 đại siêu thị, 19 siêu thị Mega Market, 75 cửa hàng tiện lợi B’smart, 32 siêu thị BigC và nắm tới 49% cổ phần tại các hệ thống siêu thị thuộc Nguyễn Kim và Lan Chi Mart…

Các doanh nghiệp Nhật Bản thì hiện diện với các thương hiệu như Aeon Mall, Saigon Centra, Family Mart, 7- Elevent…

Theo Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong các cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Bộ Công Thương cũng đã có nhiều chương trình vận động DN bán lẻ thuần Việt và DN có vốn FDI cùng tham gia. Bên cạnh việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước ở kênh phân phối tại Việt Nam, thì cũng vận động họ tìm cách xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thông qua hệ thống phân phối của mình.

Hiện hai tập đoàn bán lẻ lớn là Central Group với hệ thống siêu thị BigC và tập đoàn AEON với hệ thống siêu thị Aeon Mall đều đã ký với Bộ Công Thương trong năm 2017 và 2018 về cam kết thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, cũng như thu mua xuất khẩu ra nước ngoài. Riêng Big C, từ năm 2017 đến nay, thường xuyên xuất khẩu 46 triệu USD/năm trở lên và đang đẩy con số này lên nhiều hơn, khi còn nhiều dư địa đối với mặt hàng dệt may, nông sản. Hay MM Mega Mark (trước đây là Metro), sau khi được Tập đoàn Thái Lan thu mua, đã thành lập 4 trung tâm mua hàng nông sản ở Việt Nam. Hiện kênh phân phối này đang thu hút hàng hóa xuất khẩu về Thái Lan với các mặt hàng có tính bản địa cao của Việt Nam như thanh long, khoai lang… Họ đang phấn đấu xuất khẩu mỗi tuần 10 container (hiện nay đang đi 2-3 container).

Đặc biệt, sự kết nối, cam kết xuất khẩu của AEON ra hệ thống phân phối của họ ở nước ngoài cũng được đẩy mạnh. Hiện AEON đã xuất khẩu 250 triệu USD/năm tiền hàng của Việt Nam gia công qua AEON, thông qua thương hiệu Top Value (hàng độc quyền của AEON). Đồng thời, ký cam kết với Bộ Công Thương đến năm 2020 đẩy con số này lên 500 triệu USD và năm 2025 là 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù là cuộc chơi trên sân nhà nhưng đa số các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn chưa tận dụng được lợi thế của mình, khả năng tiếp cận các tập đoàn bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn. Theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, cứ 10 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thì chỉ có 1 doanh nghiệp có khả năng đưa được hàng của mình vào siêu thị ngoại.

Đa số các sản phẩm của Việt Nam đều chưa khắc phục được điểm yếu về chất lượng, mẫu mã và tính ổn định. Số lượng hàng nông sản sạch được tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại còn khá khiêm tốn so với năng lực sản xuất của Việt Nam. Điều này khiến hàng Việt bị lép vế và bị đẩy ra khỏi hệ thống để hàng nước ngoài chiếm chỗ.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, việc phối hợp giữa người nông dân và nhà sản xuất chưa tốt khiến cho việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng hàng hóa không cao, khiến cho việc đưa hàng vào siêu thị không có tính ổn định và lâu dài. Thực tế, nhiều sản phẩm không đảm bảo về mặt vệ sinh, thậm chí không có bao bì, mã số, mã vạch cũng như các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm… Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc khi tham gia vào hệ thống bán lẻ quốc tế.

Để có mặt trên kệ hàng của các siêu thị nước ngoài, đòi hỏi các nhà sản xuất tại Việt Nam phải có hàng rào kỹ thuật cao, với nhiều quy định ngặt nghèo và chi phí đầu tư lớn. Nếu không có sự đầu tư vào cam kết lâu dài, thì các doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà phân phối.

Bên cạnh đó, vấn đề cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất Việt là vấn đề vốn. Hiện các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài áp dụng cơ chế bán hàng trước, trả tiền sau với thời gian chậm tiền từ 3 – 4 tuần, thậm chí có nơi hơn 3 tháng. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp trong nước mặc dù đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống bán lẻ nhưng lại không đủ vốn để tham gia.

Bà Lê Thị Mai Linh, Phó Chủ tịch điều hành quan hệ đối ngoại và truyền thông Tập đoàn Central Group Việt Nam cho biết, để phân phối thật nhiều hàng hóa của Việt Nam vào hệ thống siêu thị Big C khắp thế giới, trước tiên sản phẩm đó phải đủ tiêu chuẩn và bán tốt trong siêu thị tại Việt Nam. Tuy vậy, nhiều hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt chuẩn quốc tế, thiếu các sản phẩm mạnh, đủ điều kiện để xuất hiện trong các hệ thống phân phối nước ngoài.

Lương Tuấn

Nguồn: vccinews


Tin - Bài khác
Thủ tướng nêu các ‘từ khóa’ kích hoạt kinh tế tư nhân
DN tự tin khi đơn hàng, việc làm tăng
DN xã hội: Một hướng đi cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
Nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay đứng nhìn “cánh cửa” CPTPP
Doanh nghiệp – “Hạt nhân” trong phát triển nông nghiệp
Tránh tư duy 0.4 trong bối cảnh 4.0
Doanh nghiệp tăng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế từ CPTPP
VCCI đề nghị NHNN xét lại việc hạn chế giải ngân của công ty tài chính
Giải pháp thuế mới với hộ kinh doanh: Mũi tên nhiều đích
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Vẫn còn nhiều dư địa trong năm 2019
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông