Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 86
Members Thành viên: 1
Total Users Tổng cộng: 87

Số lượt truy cập

48.752.534

 Xem chi tiết
Kỷ nguyên của ngân hàng số mở ra nhiều tiện ích cho khách hàng
(Cập nhật: 17/06/2019 10:13:54)

Nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang chứng kiến quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số, cùng hạ tầng và môi trường công nghệ thuận lợi đang kích thích sự bùng nổ số lượng và giá trị giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Những dữ liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đang diễn ra ở hầu hết các kênh giao dịch trên nền tảng các dịch vụ ngân hàng số. Tại một số ngân hàng thương mại, tốc độ tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch, đặc biệt qua kênh điện thoại di động, ghi nhận cấp độ lên tới trên 1.000% chỉ trong một năm qua.

Cơ hội đối với ngân hàng số được TS Cấn Văn Lực chỉ ra là gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí; Tiếp cận thị trường khách hàng số đầy tiềm năng tại Việt Nam; Tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác, nhất là với các Fintech; Đi tắt đón đầu trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo khả năng phát triển đột phá so với đối thủ. 

Tham khảo nghiên cứu của các định chế tài chính lớn trên thế giới, ông Lực cho biết, khi áp dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể tiết giảm được 30-80% chi phí. Việc đầu tư công nghệ thông tin đối với các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng, chi phí sẽ tăng thêm khoảng 25-28% trong khi doanh thu tăng 35-48% dẫn đến lợi nhuận ròng có thể tăng khoảng 10-15%.

Bên cạnh những cơ hội thì theo ông Lực, thách thức đối với ngân hàng số là khung pháp lý; Gia tăng cạnh tranh từ tổ chức phi tài chính; thách thức đối với khả năng bảo mật của hệ thống; nguồn nhân lực; đòi hỏi thay đổi và đầu tư lớn cho hệ thống Công nghệ thông tin. 

Cùng với đó, các Fintech, Bigtech năng động và từng bước cạnh tranh với ngân hàng. Cụ thể, trong xu thế kinh tế số, các trung gian thanh toán không phải là ngân hàng thương mại đã và đang phát triển khá nhanh, gồm các công ty công nghệ tài chính (Fintech), các nhà mạng viễn thông, điện tử, CNTT (Telcos, Bigtech), chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán và cho vay ngang hàng.

Việc các Bigtech tại Việt Nam đang hình thành và phát triển đặt ra thách thức rất lớn cho các ngân hàng. Hiện nay, các công ty công nghệ lớn tại Việt Nam (FPT, Viettel, CMC, VNG, VC Corp...) đã bắt đầu tiếp cận mảng dịch vụ tài chính thông qua phát triển công nghệ thanh toán điện tử và một số dịch vụ khác. 

“Nếu so sánh với tốc độ chuyển đổi số của các ngân hàng trên thế giới và ngay cả với các fintech tại Việt Nam hiện nay, tốc độ chuyển đổi của các ngân hàng Việt Nam đang chậm hơn khá nhiều”, ông Lực nói.

Còn theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc cao cấp ngân hàng số Ngân hàng VPBank, ngân hàng số là con đường phát triển tất yếu của các nhà băng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất để phát triển loại hình ngân hàng này chính là niềm tin, thói quen khách hàng, tiền mặt là rào cản lớn khi 90% người dân vẫn sử dụng tiền mặt.

Thách thức lớn thứ 2 là xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số. Người dùng muốn sử dụng xuyên suốt tất cả các dịch vụ số cơ bản.

Trước thực tế phát triển của ngân hàng số hiện nay, ông Phạm Đình Vũ, Chánh văn phòng Công tác Hiệp hội Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, ngân hàng số rất tiện ích, giúp khách hàng giao dịch 24/7, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Do đó, cần phải đẩy mạnh đề án chuyển đổi số quốc gia, theo kế hoạch, đến 2025 phải có ít nhất 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. 

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa quan tâm nhiều đến chuyển đổi số. Tuy nhiên, đây là một con đường phải đi.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tăng hiệu quả, ngân hàng cần làm công tác truyền thông quảng bá tới doanh nghiệp, tăng cường hướng dẫn khách hàng về ngân hàng số. 

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động fintech, bigtech theo hướng mở như kinh nghiệm của Trung Quốc, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép chữ ký số, nhận dạng số, nhận diện khách hàng số E-KYC; ban hành qui định đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, ví điện tử... nhằm tận dụng tốt hơn thành quả công nghệ, song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp. 

Ngoài ra, bản thân mỗi ngân hàng thương mại cần xác định ngân hàng số là một chiến lược, mô hình kinh doanh, chứ không phải một dự án công nghệ đơn thuần./.

Chung Thủy/VOV.VN


Tin - Bài khác
Hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP về đấu thầu
Các quỹ đầu tư cam kết 425 triệu USD cho startup Việt trong 3 năm tới
Ngăn chặn hàng nước ngoài ‘đội lốt’ hàng Việt sang Mỹ
Quảng bá hàng hóa Việt Nam tại Nhật Bản
Chủ động thúc đẩy xuất khẩu khi thương mại toàn cầu suy giảm
Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp nếu đăng ký qua mạng điện tử
Thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽn
Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp lớn của Mỹ
Đã đến lúc đổi mới toàn bộ hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam
Sẽ giảm mạnh phí đăng ký doanh nghiệp
Trang 1 trong 2Đầu tiên    Trước   [1]  2  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông