Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 78
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 78

Số lượt truy cập

48.752.087

 Xem chi tiết
Tiếp tục cải cách thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp
(Cập nhật: 13/12/2019 09:37:54)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ giải đáp về những vướng mắc của doanh nghiệp. Ảnh: VGP/Hoàng Anh

Tại hội nghị đối thoại cấp cao về đề tài cải thiện môi trường đầu tư và thương mại Việt Nam do Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng (ACAPR) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức chiều nay (12/12), có 12 ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp đã phản ánh những thách thức về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và đầu tư vào Việt Nam, và môi trường kinh doanh tại Việt Nam…

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Các tiểu ban của EuroCham đã nêu các vấn đề liên quan đến: Những thách thức về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và đầu tư vào Việt Nam, thảo luận các vấn đề cụ thể như đăng ký sản phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, quy trình hải quan; những thách thức của việc lưu hành sản phẩm trên thị trường, cụ thể như bao bì, nhãn mác, quảng cáo. Bên cạnh đó thảo luận về môi trường kinh doanh, các thách thức đối với các doanh nghiệp châu Âu trong các hoạt động kinh doanh như thuế, hải quan và quy trình cấp phép…

Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và đại diện các cơ quan: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin và Truyền thông… đã lắng nghe, tiếp thu và giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp thuộc EuroCham đánh giá trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện trong việc xây dựng, phát triển quy định pháp luật, điều này là thông điệp tích cực, làm gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư. Các doanh nghiệp rất quan tâm, mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư và trở thành đối tác lâu dài tại Việt Nam; tiếp tục nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ phía Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ như tiểu ban ngành công nghiệp ô tô-xe máy, đề xuất việc sửa đổi Nghị định Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc - Dự thảo sửa đổi Nghị định 116/2017/ND-CP (Nghị định 116) và thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định cần được ban hành và có hiệu lực đồng thời. “Chúng tôi cũng mong muốn được tham gia góp ý trong quá trình xây dựng dự  thảo thông tư sửa đổi”, đại diện doanh nghiệp thuộc EuroCham bày tỏ.

Việt Nam cũng đã kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do, chào đón đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và sẵn sàng phát triển ngành công nghiệp ô tô quốc gia. Tuy nhiên, một số quyết định gần đây, cụ thể là Nghị định 69/2018/NĐ-CP của các cơ quan quản lý tại Việt Nam đã khiến các công ty ô tô nước ngoài không thể thực hiện các hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sang nước khác hoặc chuyển khẩu.

 

Đại diện các doanh nghiệp châu Âu phản ánh về những thách thức trong việc tiếp cận thị trường khi nhập khẩu hàng hóa và đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: VGP/Hoàng Anh

Liên quan sửa đổi Nghị định 116, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, Nghị định đang trong quá trình hoàn tất để ký ban hành, việc này Bộ đã có thông tư sửa đổi tương ứng với nội dung sửa đổi của Nghị định. Những vấn đề doanh nghiệp nêu đã được tiếp thu và sẵn sàng trình Bộ trưởng ký sau khi Nghị định 116 sửa đổi ban hành.

Tiểu ban Dinh dưỡng và sữa công thức nêu đề xuất về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Theo đó, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) và dự thảo này hiện vẫn đang được xem xét. Tiểu ban kiến nghị thay thế thuật ngữ “Đồ uống có đường” bằng “nước giải khát có đường” trong Dự thảo. Cụm từ “Nước giải khát” chỉ rõ công dụng của sản phẩm, do đó cơ quan quản lý dễ dàng phân biệt nước giải khát với các nhóm sản phẩm có công dụng khác (như để bổ sung dinh dưỡng, để điều trị). Thêm vào đó, mục đích đánh Thuế TTĐB là nhằm hạn chế tiêu dùng các sản phẩm nước giải khát có đường và không có lợi cho sức khỏe.

Đối với kiến nghị này, đại diện Bộ Tài chính cho biết Bộ và Tổng cục Thuế đang nghiên cứu đánh giá tổng thể Thuế TTĐB, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm quốc tế để báo cáo Chính phủ, Quốc hội sửa đổi. Trong dự thảo sẽ có đánh giá tác động xã hội, trong đó có tiếp thu các kiến nghị liên quan đồ uống có đường, nước giải khát có đường để nghiên cứu đề xuất sửa đổi.

Tiểu ban CNTT và truyền thông của EuroCham nêu các vấn đề về thúc đẩy sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch kinh doanh; đề xuất Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho các giải pháp chữ ký điện tử khác, cụ thể là các hình thức ngoài chữ ký điện tử tiêu chuẩn, để bảo đảm thống nhất chấp nhận các hình thức chữ ký điện tử có mặt trên thị trường cho các giao dịch kinh doanh nội địa cũng như quốc tế.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tình với những kiến nghị của doanh nghiệp và cho biết Bộ nhận thấy việc tạo hành lang pháp lý cho chữ ký điện tử nhằm tạo điều kiện cho người dân là việc quan trọng và cần thiết. Sau thời gian nghiên cứu, ngày 5/12/2019 Bộ đã ban hành thông tư về chữ ký số hiệu lực từ 1/4/2020, sau khi có hiệu lực có thể áp dụng chữ ký số mới.

Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

 

Ảnh: VGP/Hoàng Anh

Thay mặt Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng và các Bộ, cơ quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cảm ơn, ghi nhận và tiếp thu các ý kiến rất thực tế, phát sinh từ thực tế hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ các ý kiến này, các cơ quan chức năng liên quan sẽ hoàn thiện thể chế cũng như có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng đề nghị các Bộ, cơ quan rà soát thống nhất, hướng dẫn doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp phản ánh, nêu kiến nghị và có thời hạn giải quyết cụ thể. Bên cạnh đó, Ban Thư ký của Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cũng sẽ tổng hợp ý kiến, các vấn đề để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Về năm 2020 là năm cuối nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2020, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cho biết chỉ đạo của Thủ tướng sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào các nhiệm vụ bứt phá, quyết liệt về cải cách thể chế để tạo dư địa cho tăng trưởng. Tinh thần Thủ tướng Chính phủ là vẫn quyết liệt xây dựng môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cũng đề nghị các tiểu ban của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục có những đóng góp với các cơ quan chức năng để giúp Việt Nam điều chỉnh thể chế, tạo được môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

 


Gia Huy-Hoàng Anh

Nguồn: baochinhphu


Tin - Bài khác
Nông nghiệp vẫn còn thiếu các “hạt nhân” phát triển kinh tế
Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp nông nghiệp
Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
Phát huy nguồn lực địa phương để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh liên tục cải thiện nhưng vẫn trồi sụt
Bối cảnh mới, cách làm mới
Việt Nam đề nghị Trung Quốc khơi thông xuất khẩu nông sản
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc: Còn dư địa nâng tầm
Sữa Việt chinh phục thị trường lớn nhất thế giới
Trang 2 trong 3Đầu tiên    Trước   1  [2]  3  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông