Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  27 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 140
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 140

Số lượt truy cập

48.830.452

 Xem chi tiết
3 bước chuẩn bị nhanh chóng giúp doanh nghiệp chủ động vượt qua khó khăn do Covid-19
(Cập nhật: 04/05/2020 14:31:37)

1. Những rủi ro gì cho các DN Việt nói chung?

 

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tạo nên một cuộc khủng hoảng chung đối với hầu hết doanh nghiệp, nhiều công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, đây có thể xem là một “cú đánh mạnh” vào tâm lý các lãnh đạo doanh nghiệp để họ giật mình thức tỉnh trước tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng. Đặc biệt là sự chuẩn bị cho những trường hợp mang tính “bất khả kháng” như dịch Covid-19.

Theo một báo cáo mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, 73,8% doanh nghiệp trả lời, họ có thể phá sản nếu dịch bệnh kéo dài trên 6 tháng, do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, cùng các chi phí khác. 19% doanh nghiệp chưa có giải pháp gì để ứng phó với những rủi ro do yếu tố khách quan xảy đến một cách bất ngờ.

2. Làm gì để ứng phó với tình hình khó khăn của dịch bệnh?

Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là tiến hành phân tích đầy đủ, kỹ lượng thách thức, cơ hội, thuận lợi khó khăn của DN mình để đưa ra các kịch bản kinh doanh tương ứng với các kịch bản dịch có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp nên chuẩn bị cho mình nhiều hơn 3 kịch bản để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Mỗi kịch bản cần tính toán đến hết các vấn đề như: doanh thu, chi phí, nguồn lực nội bộ, nhân sự, nguồn cung ứng.

Sau khi có kế hoạch hoàn chỉnh thì phải truyền thông cho toàn thể nhân viên rõ ràng để cán bộ nhân viên hiểu, tránh hoang mang và huy động được sức mạnh tập thể cùng tham gia.

Tiếp đó cần lập tức phản ứng để bảo vệ con người và tài sản. Để bảo vệ con người, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch mà Bộ y tế khuyến cáo, nếu được có thể cho nhân viên làm việc online, hoặc làm việc luân phiên để giảm lây nhiễm cộng đồng.

Để bảo vệ tài sản các doanh nghiệp sẽ căn cứ trên các kịch bản mình đã lập và tiến hành điều chỉnh các hoạt động mua sắm, đầu tư trong giai đoạn này.

Có một lưu ý ở giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm việc online, và việc đẩy “dữ liệu” lên môi trường số là cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng gắn với nhiều rủi ro về an toàn thông tin. Các doanh nghiệp nên có phương án chủ động để bảo vệ “dữ liệu” – một tài sản vô hình nhưng rất quan trọng này, để đảm bảo việc quay trở lại sau đại dịch không bị gián đoạn vì mất đi các thông tin quan trọng.

Sau cùng, doanh nghiệp cần thực thi các chiến thuật phù hợp với các kịch bản đã lên nhằm duy trì tối đa hoạt động kinh doanh trong dịch bệnh.

3. Chiến thuật các doanh nghiệp nên thực thi trong giai đoạn này?

Thứ 1: Rà soát khối lượng công việc để điều chỉnh nhân sự, chi phí về mức tinh gọn và tối ưu nhất, ít nhất là trong quý tiếp theo.

Thứ 2: Tập trung chăm sóc tốt khách hàng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, củng cố gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Thứ 3: Liên hệ ngay với các nhà cung cấp, đối tác, thầu phụ trong cùng chuỗi cung xem dịch bệnh làm ảnh hưởng đến luồng giao dịch giữa doanh nghiệp và họ như thế nào để tìm cách ứng phó.

Thứ 4: Tập trung cho đào tạo, huấn luyện nhân sự nâng cao tính chuyên nghiệp và kỷ luật.

Thứ 5: Lập ra kịch bản xấu nhất cho doanh nghiệp mình và diễn tập với kịch bản đó.

Thứ 6:  Lập quỹ tích lũy, dự phòng rủi ro cho doanh nghiệp.


Nguồn: FSI


Tin - Bài khác
Doanh nghiệp FDI gặp khó, cơ quan quản lý đề xuất biện pháp tháo gỡ
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ tại ngân hàng
Chia sẻ khó khăn, xem xét giảm phí BOT cho doanh nghiệp vận tải
ADB sẵn sàng nguồn lực tài chính hỗ trợ Việt Nam ứng phó dịch bệnh COVID-19
Hỗ trợ 1,5-3 triệu người lao động và 100.000 - 200.000 doanh nghiệp
Thị trường ngoại tệ diễn biến bình thường, NHNN sẵn sàng can thiệp khi cần
UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
Bác tin Hoa Kỳ tạm ngừng nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam
Theo sát các diễn biến, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời
Ngân sách cấp hơn 800 tỷ đồng cho Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 3 trong 6Đầu tiên    Trước   1  2  [3]  4  5  6  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông