Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  06 Tháng Năm 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 54
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 54

Số lượt truy cập

48.913.286

 Xem chi tiết
NHNN đồng ý cho các ngân hàng đủ tiêu chí 'nới room' tăng trưởng tín dụng
(Cập nhật: 16/07/2021 11:13:35)

Ngày 15/7, NHNN cho biết đã đồng ý điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo nguyên tắc nhất quán để đạt được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện chủ trương của Chính phủ “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”.

Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hay còn gọi là "nới room" được thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng. NHNN cũng đánh giá kỹ tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, ưu tiên đối với TCTD thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.

Theo NHNN, việc "nới room" nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, đồng thời không chủ quan với rủi ro lạm phát, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ khác.

Cụ thể, thay vì mức cao nhất là 10-12% được cấp ban đầu, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, có ngân hàng được điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên tới 14-15%.

Các ngân hàng được "nới room" tín dụng hầu hết là những ngân hàng đã đáp ứng tốt chuẩn Basel II, một số đã bước sang lộ trình Basel III.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức cuộc họp với các TCTD là hội viên để trao đổi, thống nhất phương thức và thời gian thực hiện việc giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu trong 5 tháng cuối năm 2021 theo chỉ đạo của lãnh đạo NHNN.

Sau đó, nhiều ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. Lãnh đạo NHNN đề nghị các ngân hàng ngoài việc hỗ trợ DN, người dân, nền kinh tế vượt qua khó khăn, vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống.

Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện được việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

 

Việc điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần hỗ trợ kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, lạm phát được kiểm soát, bình quân 6 tháng so với cùng kỳ là 1,47%. Thị trường tiền tệ và ngoại hối duy trì ổn định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) bảo đảm, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm trước, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm.

 

Từ đầu năm, NHNN đặt mục tiêu ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng 12% để định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ.


Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho thủy sản
Lợi ích ‘5K’ khi thực hiện thanh toán thuế, phí trước bạ đất đai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
Tăng cường bảo mật trong thanh toán điện tử
5 tháng đầu năm, FDI chiếm gần 70% giá trị xuất khẩu
Tháng 5: Gia hạn được 10.500 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất
Ngày 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã ký ban hành văn bản về việc miễn phí chuyển tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DN do phụ nữ làm chủ
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Cần làm gì để hàng triệu tỷ đồng vốn đầu tư công phát huy tối đa hiệu quả?
Cương quyết xóa bỏ ‘xin-cho’, tạo khí thế, quyết tâm mới trong đầu tư phát triển
Trang 5 trong 15Đầu tiên    Trước   1  2  3  4  [5]  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông