Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  07 Tháng Năm 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 50
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 50

Số lượt truy cập

48.915.986

 Xem chi tiết
Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng dù khó khăn do COVID-19
(Cập nhật: 30/08/2021 13:56:57)

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 5,6%, cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dẫn đầu là ngành chế biến, chế tạo tăng 7%, đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Riêng lĩnh vực khai khoáng giảm 6,2%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ngoài ra, IPP 8 tháng của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là sản xuất kim loại tăng 30,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 23,1%; dệt và sản xuất giường, tủ, bàn ghế cùng tăng 8,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là thép cán (tăng 48,3%), linh kiện điện thoại (tăng 43,9%), ô tô (tăng 27,9%), sắt, thép thô (tăng 13,7%), giày, dép da (tăng 12,5%).

Từ đầu năm đến nay, Ninh Thuận là địa phương có IIP tăng cao nhất (34,1%) do sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất chế biến thực phẩm và dệt tăng đều tăng trưởng. Kế đến là Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Ninh, lần lượt tăng 23,1%, 20,6% và 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những kết quả khả quan trên, nếu tính riêng trong tháng 8/2021, IPP ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,4%; ngành chế biến, chế tạo giảm 9,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%.

Do tác động của dịch COVID-19, sản xuất công nghiệp của các tỉnh phía nam chịu nhiều thiệt hại, như: Bến Tre giảm 60,1%; Đồng Tháp giảm 59,1%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 49,2%; Vĩnh Long giảm 41,5%…

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/8/2021 giảm 5,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 10,6% so với cùng thời điểm năm trước./.

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Cắt giảm 36% mã hàng kiểm dịch động vật thủy sản
Gỡ ‘nút thắt’ cho dịch vụ logistics
Tiếp tục điều hành giá thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép
Cần thiết sửa quy định xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
'Đối sách linh hoạt' không để ùn ứ nông sản
Đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi phát triển ngành in
Vận hành hệ thống điện trong bối cảnh “bùng nổ” năng lượng tái tạo
Để doanh nghiệp Việt là “mắt xích” trong chuỗi sản xuất toàn cầu
Chi Quỹ bình ổn giá ở mức cao, giá xăng dầu tăng nhẹ
Gia hạn xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020
Trang 10 trong 15Đầu tiên    Trước   5  6  7  8  9  [10]  11  12  13  14  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông