Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  23 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 206
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 206

Số lượt truy cập

48.787.121

 Xem chi tiết
Ngành dệt may: Nỗ lực giữ người lao động, giữ đơn hàng để phục hồi
(Cập nhật: 06/10/2021 10:51:14)

Doanh nghiệp tìm mọi cách để chuỗi cung ứng ngành dệt may không bị đứt gãy trong đó có việc giữ chân người lao động và duy trì đơn hàng

Mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD đầy thách thức

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng năm 2021 đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020 và giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng so với cùng kỳ năm trước: hàng may mặc đạt 21,7 tỷ USD, tăng 5%; vải đạt 1,8 tỷ USD, tăng 37,4%; xơ sợi đạt 4 tỷ USD, tăng 56,2%; vải không dệt đạt 557 triệu USD, tăng 77,3%; phụ liệu dệt may đạt 921 triệu USD, tăng 21,8%. Nhập khẩu nguyên, phụ liệu đạt 18 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, ngành dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2020 và gần bằng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài khiến tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may theo chiều hướng giảm dần trong từng quý.

Quý I năm 2021, ngay từ đầu năm, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu tốt khi đa số doanh nghiệp đều ký được đơn hàng đến hết quý III, thậm chí hết năm 2021 do nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Quốc... nới lỏng giãn cách, tăng nhu cầu hàng tiêu dùng. Bước sang quý II, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh phía bắc, đặc biệt tại Bắc Giang, Bắc Ninh... tuy nhiên do kiểm soát dịch bệnh khá tốt nên mức độ ảnh hưởng chưa lớn, 6 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận xuất khẩu dệt may vẫn tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng trên 5% so với năm 2019.

Tuy nhiên, từ đầu quý III đến nay là thời gian rất khó khăn với các doanh nghiệp dệt may do diễn biến dịch bệnh kéo dài tại TPHCM và các tỉnh phía nam. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm... thậm chí bị đối tác hủy đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp cố gắng bố trí sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến" hoặc phương án sản xuất "4 xanh" nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng 10%-30% số lao động, chi phí lớn.

Những điều này thể hiện rõ qua con số xuất khẩu tháng 8 giảm 15,9% so với tháng 7/2021 và giảm 2,63% so với tháng 8/2020; xuất khẩu tháng 9 đạt 3 tỷ USD tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021 và giảm 10,5% so với tháng 9/2020.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2019 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi hoạt động sản xuất đang từng bước được khôi phục từ tháng 10/2021.

Tổng Công ty May Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) thực hiện sản xuất an toàn "3 tại chỗ". Ảnh: Vinatex

Quan tâm giữ chân người lao động

Hiệp hội Dệt may nhận định, 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian "cực kỳ khó khăn" đối với ngành dệt may. Ngành này sẽ phải đối diện với nguy cơ cao nhất là việc đứt gãy chuỗi cung ứng do đối tác chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do người lao động đang có xu hướng về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.

Tại kịch bản tích cực nhất, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện "bình thường mới" từ đầu tháng 10/2021, Hiệp hội Dệt may dự báo, xuất khẩu năm nay dự kiến đạt khoảng 37,5-38 tỷ USD. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, còn địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa thì xuất khẩu cả năm dự kiến chỉ đạt khoảng 36-36,5 tỷ USD.

Kịch bản kém tích cực nhất, xuất khẩu dệt may sẽ chỉ đạt 33,5-34 tỷ USD nếu không kiểm soát được dịch bệnh, tiếp tục phong tỏa, giãn cách đến đầu tháng 12/2021.

"Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%. Mặc dù TPHCM và các tỉnh, thành phố phía nam đang dần mở cửa trở lại trong tháng 10/2021 nhưng vẫn rất khó để công nhân quay trở lại làm việc, vì chỉ còn vài tháng sẽ đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Chưa kể đến việc nhiều địa phương đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là rào cản trong việc tìm nguồn lao động thay thế. Đây là thách thức rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp khi chưa có phương án tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện 'bình thường mới'", ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận.

Có thể thấy, mặc dù các kịch bản đưa ra không mấy tươi sáng cho ngành dệt may, tuy nhiên, xuất khẩu dệt may vẫn thuộc nhóm hàng "tỷ đô", đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như giữ vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Do đó, để vượt qua khó khăn, Hiệp hội Dệt may cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án chống dịch song hành cùng phương án sản xuất bảo đảm mục tiêu "sống chung an toàn với dịch để phục hồi kinh tế".

Các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi cách để chuỗi cung ứng ngành dệt may không bị đứt gãy. Mỗi doanh nghiệp sẽ bố trí sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" "1 cung đường - 2 điểm đến", "4 xanh". Doanh nghiệp cùng hỗ trợ nhau thực hiện đơn hàng dang dở. Làm việc với khách hàng để khách chia sẻ khó khăn, chấp nhận giãn tiến độ giao hàng, không hủy đơn hàng chuyển đi nơi khác.

Đặc biệt, Hiệp hội Dệt may cho rằng, tất cả các doanh nghiệp đều cần thực sự quan tâm đến người lao động, quan tâm đến những người đang còn làm việc, những lao động đang nghỉ không lương, kêu gọi lao động trở lại làm việc để họ tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, khích lệ, động viên để người lao động sẵn sàng đi làm. Doanh nghiệp cũng cần ưu tiên rà soát, làm thủ tục kịp thời cho những lao động là đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Nhà nước để bảo đảm an sinh cho họ.

Nhận định về thị trường dệt may năm 2022, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thị trường thế giới sẽ tiếp tục phục hồi nhu cầu bằng năm 2019 (trước đại dịch COVID-19), đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may như bông, xơ, sợi, vải tiếp tục xu thế tăng; logistics vẫn tăng giá cao sẽ là thách thức với doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, ông Trường cho rằng, nửa đầu năm 2022, các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ vẫn phải thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đến khi việc tiêm vaccine phủ được 75% dân số và đạt mức miễn dịch cộng đồng. Nhờ vào việc Chính phủ liên tục đẩy mạnh tiêm vaccine, Chủ tịch Vinatex dự đoán các địa phương sẽ không thực hiện giãn cách diện rộng như thời gian vừa qua, do vậy nửa cuối năm 2022 các doanh nghiệp sẽ thích nghi và yên tâm làm việc trong điều kiện "bình thường mới".

"Nếu phục hồi khoảng 90% người lao động làm việc tại các đơn vị phía nam thì năm 2022, Vinatex có khả năng đạt được doanh thu ngang với năm 2019", ông Lê Tiến Trường nhận định.


Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Ngành nông nghiệp khả quan đạt kế hoạch xuất khẩu
Tiết kiệm 570 tỷ đồng từ cắt giảm, đơn giản hóa TTHC lĩnh vực y tế
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực
233 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia
Năm lưu ý dành cho doanh nghiệp xuất khẩu sang EU
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp
Hỗ trợ DN tăng cường minh bạch tài chính để tận dụng vốn vay ưu đãi
Giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng
Phục hồi và phát triển gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế
Giải quyết các kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch
Trang 1 trong 17Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông