Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 66
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 66

Số lượt truy cập

48.754.360

 Xem chi tiết
Tăng bội chi cần đặt trong chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế
(Cập nhật: 18/10/2021 13:53:43)

GS. TSKH Nguyễn Quang Thái: Trong điều kiện “bình thường mới” là cần chấp nhận giải pháp khác bình thường

Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với GS. TSKH Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Dư địa tăng nợ công còn nhiều

GS Nguyễn Quang Thái phân tích: Do nhu cầu phát triển, tỷ lệ thâm hụt ngân sách khoảng 4% GDP. Bù đắp thâm hụt này phải vay trong và ngoài nước, làm tăng quy mô nợ công. Trong 10 năm qua, tuy quy mô nợ công tăng dần, nhưng tỷ lệ nợ công/GDP giảm dần và xa dần tỷ lệ trần nợ công theo quy định. Như vậy, dư địa so với trần nợ công vẫn còn nhiều, có thể thu xếp tăng bội chi ngân sách mỗi năm mấy phần trăm GDP trong một vài năm, nhưng nền tài chính và ngân sách nhà nước vẫn được giữ trong giới hạn an toàn.

Từ hai năm nay, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng xấu đến phát triển của đất nước. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế quý III/2021 giảm sâu chưa từng có.

Theo đó, động lực tăng trưởng của nền kinh tế bị suy giảm cả trong ngắn hạn (về phía cầu, tiêu dùng giảm sâu, doanh thu bán lẻ liên tục giảm, khi có nhiều lao động ở một số tỉnh phía Nam về quê) và trong trung, dài hạn (về phía cung, sản xuất công nghiệp, dịch vụ giảm, chỉ số PMI của công nghiệp giảm còn 42%; đầu tư tư nhân tăng chậm; kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang yếu dần, không làm được vai trò “đầu tầu” kinh tế; hạ tầng logistics yếu kém).

GS Nguyễn Quang Thái cho rằng, số tiền trực tiếp chi so với GDP cho an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp còn có tỷ lệ thấp, và thấp trong so sánh quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu này và các nhu cầu phục hồi có thể thi hành giải pháp từ hai hướng.

Một là, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, cả về đầu tư cho hiệu quả và giảm chi tiêu thường xuyên còn rất lớn cho bộ máy, trong khi được tài trợ còn quá lớn. Tuy nhiên, sự chuyển biến này không thể nhanh và nhiều ngay được;

Hai là, có thể tăng thêm mức bội chi ngân sách, đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và khôi phục kinh tế, đổi mới ngành y tế…

Phân tích về liều lượng tăng bội chi ngân sách ở nước ta ở mức nào là hợp lý để vừa có thêm nguồn lực, vừa bảo đảm an toàn ngân sách, GS Nguyễn Quang Thái cho rằng, việc thực hiện tăng bội chi ngân sách một số năm, nhất là 2022-2024 cần đặt trong chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, ứng phó thích ứng linh hoạt với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thiên tai và môi trường quốc tế phức tạp.

Trong điều kiện “bình thường mới” là cần chấp nhận giải pháp khác bình thường, tuân thủ có điều chỉnh ít nhiều như Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ, Luật Quy hoạch... Do đó, Chính phủ cần lên phương án cụ thể và báo cáo Quốc hội để có quyết sách nhanh nhất trong kỳ họp thứ 2 này, từ ngày 20/10/2021.

Tất nhiên, cần công khai, minh bạch để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, với thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chặt chẽ. Các chính sách mới cần huy động trí tuệ của các nhà khoa học, mọi tầng lớp nhân dân và toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công khai, minh bạch sẽ chống được khe hở cho các lợi ích nhóm...

“Muốn có kế hoạch tốt thì cần đổi mới tư duy trong quản trị quốc gia”, GS Nguyễn Quang Thái lưu ý.

Kích cầu ngắn hạn, tăng năng lực phía cung

Đề cập đến việc sử dụng tăng thêm bội chi như thế nào là hiệu quả nhất, cho ngành, vùng và lĩnh vực, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, việc tăng bội chi ngân sách là một thành tố của chương trình tổng thể khôi phục và phát triển kinh tế ba năm 2022-2024, thực hiện kích cầu ngắn hạn, tăng cường năng lực phía cung (trung hạn), tạo đà cho phát triển dài hạn.

Chương trình này cần bao gồm:

Về y tế, xây dựng chương trình tổng thể về phòng chống COVID-19, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế. Đặc biệt chú ý nâng cấp toàn diện ngành y tế  như mua và sản xuất vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021; tăng cường thuốc chữa bệnh COVID-19 và các bệnh dịch khác; tăng cường trang thiết bị và dụng cụ y tế theo hướng hiện đại hóa; thực hiện y học dân tộc kết hợp y học hiện đại; tăng cường đội ngũ cán bộ y tế vững mạnh,…

Về an sinh xã hội, thi hành toàn diện cả ba thành tố an sinh xã hội là giảm thiểu rủi ro (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp); khắc phục rủi ro (bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững, chính sách hỗ trợ người có công); phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tạo việc làm bền vững, có năng suất cao, phục hồi và phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế đất nước.

Về phía cầu, thực hiện chương trình kích cầu như tiêu dùng nội địa, du lịch, xuất nhập khẩu hiệu quả.

Về phía cung, phục hồi kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển; chú trọng phát triển doanh nghiệp gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại và tự chủ của nền kinh tế, bao gồm các chính sách về tín dụng, tài chính, gắn kết chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo… Khơi thông nguồn lực đầu tư công hiệu quả; thu hút FDI có chọn lọc, đẩy mạnh đầu tư khu vực tư nhân đa dạng. Chú trọng các ngành có chỉ số lan tỏa cao đến giá trị tăng thêm, lan tỏa thấp đến bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu như nhóm ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ. Bình đẳng giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI.

“Việc đẩy mạnh đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào phải được lựa chọn kỹ, chắt chiu từng cơ hội đang mở ra, thực hiện cải cách mạnh mẽ. Xây dựng các địa bàn có thể phát triển mạnh như các đầu tầu kinh tế, vùng kinh tế ven biển, các khu kinh tế gắn kết với hội nhập trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết”, GS Nguyễn Quang Thái lưu ý.

Đồng thời, trong chương trình trung hạn ba năm 2022-2024, việc lựa chọn dự án, công trình hay hoạt động nào cần căn cứ vào kế hoạch phục hồi sau đại dịch được Quốc hội phê chuẩn một cách chủ động, có sự giám sát chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc các cấp và của cả xã hội. Thưởng phạt nghiêm minh, lựa chọn phương án tốt, người tài giỏi để chỉ huy kế hoạch phục hồi và chấn hưng nền kinh tế. Ai làm kém, làm sai phải đưa ra khỏi guồng máy, thậm chí bị xử lý phạt ngay, không có vùng cấm.

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025
Giải ngân vốn ODA: Cần sự hài hòa về thủ tục với các nhà tài trợ
Kinh tế vĩ mô ổn định: Nền tảng cho kỳ vọng phục hồi
Cần giải pháp phù hợp, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài
Kinh tế vĩ mô ổn định: Nền tảng cho kỳ vọng phục hồi
Ngành du lịch trước khí thế mới để mở cửa an toàn
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng 1,42%; triển vọng khởi sắc 3 tháng cuối năm
Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi), tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư
Bổ sung quy định về hoạt động TMĐT của thương nhân nước ngoài
WB: Việt Nam có thể phục hồi tăng trưởng 6,5 đến 7% trong năm 2022
Trang 4 trong 18Đầu tiên    Trước   1  2  3  [4]  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông