Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin thế giới ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 107
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 107

Số lượt truy cập

48.814.969

 Xem chi tiết
Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành "động cơ" tăng trưởng mới ở châu Á
(Cập nhật: 20/09/2017 07:46:06)
Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành "động cơ" tăng trưởng mới ở châu Á

Ấn Độ đang nổi lên như một siêu cường kinh tế, một phần do dân số trẻ của nước này, trong khi dân số của Trung Quốc và những chú hổ châu Á đang già đi nhanh chóng, theo công ty kiểm toán Deloitte nhận định.

Số người ở độ tuổi từ 65 trở lên ở châu Á sẽ tăng từ 365 triệu hiện nay lên hơn nửa tỷ vào năm 2027, chiếm 60% dân số toàn cầu trong nhóm tuổi này tính đến năm 2030, Deloitte cho biết trong báo cáo hôm thứ 2. Ngược lại, Ấn Độ sẽ là động cơ thúc đẩy làn sóng tăng trưởng lớn thứ ba của châu Á, sau Nhật Bản và Trung Quốc, với tiềm lực lao động sẽ gia tăng từ 885 triệu lên 1,08 tỷ người trong 20 năm tới và duy trì trên mức đó trong nửa thế kỷ.

 

 

 

"Ấn Độ sẽ chiếm hơn một nửa mức gia tăng lực lượng lao động của châu Á trong thập kỷ tới, nhưng đây không chỉ là câu chuyện về số lượng người lao động nhiều hơn. Những người lao động mới này sẽ được giáo dục và đào tạo tốt hơn nhiều so với lực lượng lao động hiện tại của Ấn Độ", Anis Chakravarty, chuyên gia kinh tế tại Deloitte Ấn Độ cho biết. "Đi kèm với điều này sẽ là tiềm năng kinh tế gia tăng, nhờ sự gia tăng số lượng nữ giới trong lực lượng lao động cũng như sự gia tăng về khả năng và ý muốn làm việc lâu hơn. Kết quả cho các doanh nghiệp là rất lớn”.

Mặc dù sự bùng nổ này của Ấn Độ sẽ kéo dài hàng thập kỷ, nhưng nước này không phải là nền kinh tế châu Á duy nhất dự kiến sẽ phát triển mạnh. Indonesia và Philippines cũng có dân số tương đối trẻ, cho thấy họ sẽ có mức tăng trưởng tương tự, Deloitte cho biết.

Tuy vậy, sự vươn mình của Ấn Độ không phải là mặc định. Nếu các khuôn khổ hợp lý không được thiết lập để thể duy trì và thúc đẩy tăng trưởng, dân số bùng nổ có thể phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và nguy cơ bất ổn xã hội.

Deloitte chỉ ra những nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất từ tác động của sự lão hóa dân số lên tăng trưởng là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và New Zealand. Đối với Australia, báo cáo cho biết tác động nhiều khả năng vượt xa Nhật Bản, vốn đã trải qua hàng thập kỷ của những thách thức lớn hơn từ dân số lão hóa. Nhưng cũng có một số lợi thế nhất định.

"Là trường hợp hiếm trong số các nước giàu, Australia có lịch sử chào đón những người nhập cư đến với đất nước của chúng tôi”, Ian Thatcher, phó giám đốc điều hành của Deloitte châu Á Thái Bình Dương cho biết. "Điều đó giúp chúng tôi ít chịu nguy cơ suy thoái kinh tế do lão hóa dân số trong những thập kỷ tới".

Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy có thể có nhiều cơ hội từ dân số lão hóa. Nhu cầu đã tăng lên trong các lĩnh vực như điều dưỡng, hàng tiêu dùng cho người cao tuổi, nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp với lứa tuổi, cũng như quản lý tài sản và bảo hiểm.

Nhưng châu Á sẽ cần phải điều chỉnh để đối phó với khoảng 1 tỷ người từ 65 tuổi trở lên vào năm 2050. Điều này sẽ dẫn đến yêu cầu: nâng cao tuổi nghỉ hưu; Tăng số lượng nữ giới trong lực lượng lao động; Đón nhận người di cư; Tăng cường năng suất trong giáo dục và đào tạo nhằm tận dụng các cơ hội tăng trưởng nảy sinh từ các công nghệ mới.

 

Nguồn: DĐDN


Tin - Bài khác
Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
Tìm tiền cho đầu tư hạ tầng ASEAN
Hoa Kỳ coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN
“Nga luôn ủng hộ Việt Nam, bất chấp tình hình kinh tế thế giới”
Bức tranh kinh tế Nga chuyển gam màu sáng
8 sự kiện sẽ làm thay đổi thế giới năm 2017
Kinh tế Nhật Bản đạt thặng dư thương mại 2 tháng liên tiếp
Cựu chủ tịch Fed: Lãi suất Mỹ sẽ tăng sớm và nhanh hơn mọi người tưởng
FED hé lộ khả năng nâng lãi suất cơ bản USD trong tháng tới
Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông