Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin thế giới ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 110
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 110

Số lượt truy cập

48.807.104

 Xem chi tiết
“Nga luôn ủng hộ Việt Nam, bất chấp tình hình kinh tế thế giới”
(Cập nhật: 24/02/2017 09:04:21)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko chụp ảnh với các đại biểu tham gia tọa đàm. Ảnh: V.A

Tại buổi tọa đàm “Tăng cường quan hệ đối tác giữa địa phương Việt Nam và Liên bang Nga” sáng 22.2 tại Hà Nội, bà Valentina Matvienko - Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga khẳng định sự ủng hộ của Nga với Việt Nam, và mong muốn mở rộng quan hệ giữa các địa phương hai nước để làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt.

70% kim ngạch nhờ hợp tác của địa phương

Buổi Tọa đàm do Ủy ban Đối ngoại và Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của bà Valentina Matvienko, với sự tham gia của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo các địa phương của hai nước. Tọa đàm nhằm thúc đẩy hợp tác cấp độ địa phương Việt - Nga, nhất là các cặp quan hệ địa phương điển hình Hà Nội/Mátxcơva, Hồ Chí Minh/Saint Petersburg và Mátxcơva, Đà Nẵng/Yaroslavl, Khánh Hòa/Khabarovsk, Nghệ An/Ulianop, Bà Rịa-Vũng Tàu/Nenetski...

Bà Matvienko cho biết, quan hệ trực tiếp giữa địa phương 2 nước đóng vai trò quan trọng trong quan hệ song phương Nga - Việt. “Nga có kinh nghiệm phát triển quan hệ giữa địa phương với nước ngoài, trong đó 70% kim ngạch thương mại của Nga có được là nhờ quan hệ hợp tác của các địa phương” - bà Matvienko nói. “Nhiều địa phương của Nga đã thiết lập quan hệ với các địa phương của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn các địa phương trao đổi đoàn tích cực hơn nữa, ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Kết quả không chỉ nằm trên giấy, mà phải thực chất và cụ thể” - bà Matvienko nhấn mạnh.

Người đứng đầu Hội đồng Liên bang Nga khẳng định sẽ tạo cơ hội thuận lợi để hợp tác song phương Nga - Việt mở rộng thêm: “Nga bao giờ cũng ủng hộ Việt Nam, bất chấp tình hình kinh tế thế giới. Mối quan hệ hai nước vẫn sẽ được củng cố trên cơ sở đối tác chiến lược toàn diện”.

Người đứng đầu Hội đồng Liên bang Nga cho biết, dự kiến trong năm nay đoàn đại biểu của Crưm sẽ đến thăm Việt Nam. “Crưm có tiềm năng phát triển lớn để thiết lập quan hệ tốt với các đối tác Việt Nam. Chúng tôi hy vọng về sự thiết lập quan hệ làm việc giữa Crưm và các vùng của Việt Nam” - bà Matvienko nói.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh rằng, Quốc hội Việt Nam cam kết làm hết sức để tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi, ủng hộ các bộ ngành và địa phương thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác và địa phương của Nga, vì sự phồn vinh và lợi ích thiết thực của mối quan hệ Nga - Việt.

Không gian hợp tác tiềm năng

Tại buổi tọa đàm, đại diện 12 tỉnh, thành của Việt Nam là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng đại diện 7 địa phương của Nga là nước Cộng hòa Dagestan, nước Cộng hòa Bắc Osetia - Alania, vùng Primorie, tỉnh Ivanovo, tỉnh Irkutsk, tỉnh Orenburg, khu tự trị Nenetski, nhất trí cho rằng trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu đã có hiệu lực, thời gian tới hai bên cần tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư còn rất nhiều tiềm năng giữa hai nước. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,7 tỉ USD trong năm 2016 và tổng số vốn đăng ký FDI của Nga tại Việt Nam là khoảng 1,1 tỉ USD với 118 dự án, đứng thứ 23/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Hai bên cũng đánh giá cao việc nhiều dự án hợp tác lớn, tiên phong giữa các địa phương đang được triển khai và hoạt động hiệu quả như dự án Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội tại Mátxcơva; dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa của TH-True Milk tại ngoại ô Mátxcơva, các dự án trong lĩnh vực du lịch, khách sạn của doanh nghiệp Nga tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu... Để thúc đẩy đầu tư của Việt Nam tại Nga, phía Nga đã mời các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam đến dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok vào tháng 9.2017.

Bên cạnh đó, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao lưu văn hóa - du lịch và giáo dục - đào tạo, qua đó tạo cơ sở gắn kết và tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa hai nước, hai dân tộc. Thống đốc khu tự trị Nenetski, ông Igor Koshin nhấn mạnh đến mối quan hệ tương hỗ giữa Bà Rịa - Vũng Tàu và Nenetski, cam kết “đầu tư vào cả con người và trách nhiệm xã hội chứ không chỉ vì lợi nhuận”.

Thống đốc Primorie, ông Vladimir Miklushevskiy hoan nghênh chào đón các nhà du lịch Việt Nam, cho biết nhờ chính sách mới của Nga với vùng Viễn Đông, tới đây sẽ có visa đơn giản... Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí xác lập cơ chế nhóm công tác địa phương với sự tham gia của các địa phương hai bên, có thể tổ chức họp định kỳ luân phiên tại hai nước dưới sự điều phối của hai đại sứ quán nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác địa phương ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó góp phần tăng cường và củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới.

 

Nguồn: Báo Lao động


Tin - Bài khác
Bức tranh kinh tế Nga chuyển gam màu sáng
8 sự kiện sẽ làm thay đổi thế giới năm 2017
Kinh tế Nhật Bản đạt thặng dư thương mại 2 tháng liên tiếp
Cựu chủ tịch Fed: Lãi suất Mỹ sẽ tăng sớm và nhanh hơn mọi người tưởng
FED hé lộ khả năng nâng lãi suất cơ bản USD trong tháng tới
Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
Kinh tế thế giới đứng trước tương lai bất ổn, khó đoán định
Kinh tế miền Nam Italy lần đầu tiên tăng trưởng sau 7 năm
Tác động không mong muốn khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc
IMF liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông