Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin hoạt động ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 105
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 105

Số lượt truy cập

48.756.975

 Xem chi tiết
Nghị quyết 11: “Lực đẩy” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
(Cập nhật: 18/11/2021 07:48:34)

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực

Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, Bình Thuận đã và đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Kinh tế du lịch và dịch vụ đang trở thành ngành kinh tế chủ lực; công nghiệp năng lượng song hành cùng với nền nông nghiệp đang chuyển hướng sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao. Trong bối cảnh này, việc tăng năng suất lao động, lao động chất lượng cao có tính chất quyết định trong lợi thế cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội.

Trước yêu cầu đặt ra, ngày 3/11/ 2016 Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội được ban hành. Các ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, xây dựng chương trình hành động, triển khai kế hoạch thực hiện nghị quyết với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển nguồn nhân lực đã được triển khai thực hiện hiệu quả.

Sau 5 năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề đạt 26,87%; tỷ lệ công chức cấp huyện, cấp tỉnh đạt chuẩn theo chức danh, vị trí việc làm đạt 100%, trong đó có trình độ sau đại học đạt 12%; cán bộ, công chức cấp xã đạt chức chuẩn chức danh vị trí việc làm đạt 96,52%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 48,99%...

Để đạt được tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt 70%, giai đoạn này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển mới đào tạo nghề cho hơn 61.000 người. Số lao động qua đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa số được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo việc làm. Đối với nghề may công nghiệp, dịch vụ du lịch được doanh nghiệp tuyển dụng đạt trên 80%. Mặt khác, lao động khu vực nông thôn từng bước tiếp cận với tác phong làm việc công nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên theo đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động qua đào tạo nghề còn thiếu. Hiệu quả đào tạo còn thấp so với yêu cầu, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo chưa cao. Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại tỉnh được quan tâm, chú trọng nhưng kết quả đạt được còn hạn chế; số lượng cán bộ, công chức được thu hút về làm việc tại các ngành, đơn vị không nhiều, đặc biệt ngành y tế là đơn vị thiếu nhiều về nguồn nhân lực có trình độ bác sĩ. Tình trạng người lao động thiếu việc làm và có việc làm không ổn định còn nhiều, trong khi đó, có một số ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) còn thiếu hụt lao động.

Do đó, hơn lúc nào hết, cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề xây dựng, đào tạo, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là về chất lượng so với bằng cấp của cán bộ, công chức cũng như vấn đề đào tạo nghề cho lực lượng lao động. Từ đó xác định những định hướng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.

 Đâu là giải pháp?

Theo dự báo, giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo, cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển. Việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Bảo hộ đầu tư tác động tích cực đến lao động.

Tại cuộc họp cho ý kiến báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục thực hiện những chỉ tiêu nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết 11, ngày 11/6/2016 của Tỉnh ủy (khóa XIII). Trong đó cụ thể hóa những nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đặc biệt, chú ý các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… gắn với công nghệ cao để thúc đẩy những lĩnh vực này trở thành trụ cột kinh tế của tỉnh.

Buổi học thực hành của sinh viên tại các trường nghề. (ảnh tư liệu).

“Chúng ta cũng phải chú ý đào tạo bồi dưỡng nhân lực về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, kể cả về đạo đức lối sống, tâm lý xã hội. Có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, sinh viên xuất sắc làm việc ở tỉnh. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo. Đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là việc bố trí, sử dụng và bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ dám làm, dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời kiên quyết, kịp thời thay thế cán bộ yếu kém, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”  - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Phát triển nguồn nhân lực đang chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Tuy nhiên, điều này không thể một sớm một chiều có được, mà phải trải qua một quá trình lâu dài, liên tục. Bắt nguồn từ việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực trên các mặt để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, với từng lộ trình đi cụ thể nhằm đào tạo, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 với quyết tâm cao hơn nữa, giải pháp hữu hiệu hơn nữa sẽ là “lực đẩy” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bình Thuận trong thời gian đến.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An: Trong 5 năm tới, Bình Thuận có điều kiện phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn vào điều kiện cụ thể, Bình Thuận có thể vươn lên trở thành một trong những tỉnh phát triển ở nhóm khá trong 63 tỉnh, thành của cả nước. Trong bối cảnh phát triển mới, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo… thì nguồn nhân lực lại càng có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 với quyết tâm cao hơn, giải pháp hữu hiệu hơn nữa.

Ngọc Diệp

Nguồn: BT


Tin - Bài khác
Mất thu nhập chính từ 14 ngày trở lên sẽ được hỗ trợ
Đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Phát huy vai trò của Mặt trận các cấp trong phòng chống dịch
Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW: Được, chưa được, để tốt hơn
Tháng 10/2021: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 văn bản QPPL
Mời tham dự 02 Hội nghị trực tuyến "Gặp gỡ Hoa Kỳ" và "Gặp gỡ Châu Âu"
Giới thiệu doanh nghiệp tham gia Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững năm 2021
Bế mạc Khóa đào tạo "Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định - Thích ứng với khó khăn để tồn tại và phát triển"
Mời tham dự Khóa đào tạo "Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định - Thích ứng với khó khăn để tồn tại và phát triển” ngày 12-14/4/2021
Tài liệu Tọa đàm góp ý và hoàn thiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2020
Trang 1 trong 3Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông